Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
45342

Các chủ đề nóng trong công tác an toàn vệ sinh tháng cao điểm , tháng 8 trên địa bàn xã Trường Lâm

Ngày 11/12/2022 16:12:22

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 04 tháng 8 năm 2022






BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

An toàn thực phẩm

Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

Do đó, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhằm vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và sức khỏe của cộng đồng, hơn nữa nó còn bảo vệ an toàn cho công việc kinh doanh của bạn.

Điều quan trọng là trước khi đưa thực phẩm vào cơ thể, chúng ta cần phải tiến hành chế biến nó. Việc chế biến thực phẩm như thế nào để đảm bào an toàn vệ sinh tuỳ thuộc vào nơi chế biến và cách chế biến của người đầu bếp. Chỉ coi trọng cách chế biến thực phẩm mà không quan tâm đến chế biến ở đâu sẽ là điều không thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần tạo môi trường an toàn, phải cải thiện, sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực sơ chế và chế biến thực phẩm

* Sự bùng nổ dân sốcùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Ô nhiễm môi trường:sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

* Sự phát triển của khoa học công nghệ:việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 10 tháng 8 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

ĐỐI VỚI CÁC THỰC PHẨM BÀY BÁN BÊN NGOÀI ĐƯỜNG PHỐ

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi thực phẩm “bẩn”.

Từ xưa đến nay, để duy trì cuộc sống con người không thể tách rời nhu cầu ăn uống. Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển, con người luôn phải chạy đua với thời gian mà ít chú trọng đến việc ăn uống. Chọn lựa những món ăn tiết kiệm về kinh tế, thời gian luôn là lựa chọn hàng đầu. Chính vì thế để đáp ứng nhu cầu trên, thức ăn đường phố ra đời. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay được bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc những nơi tương tự.

Thức ăn đường phố nếu mất an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khâu bảo quản sẽ gây ra mối hiểm họa tiềm ẩn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính. Vì vậy, người kinh doanh thức ăn đường phố cần phải hiểu biết về pháp luật, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Thông tư 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của bộ y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Theo đó, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định như sau:

1. Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Phải có đủ trang thiết bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

3. Điều kiện con người

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy đinh, phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.

Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Xử lý vi phạm

Các trường hợp vi phạm sẽ phải chịu những hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các hành vi sau:

Điều 16. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;

b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;

d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;

đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 10 tháng 8 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM

TRONG DỊP TẾT TRUNG THU

Kính thưa: bà con nhân dân trong toàn xã!

Tết Trung thu đang đến gần, vì vậy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người xử dụng từ các nguyên nhân sau:

Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên năm nào vào dịp nầy cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục an toàn thực phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh; còn có những cơ sở nhỏ, thủ công không đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kinh doanh online với danh nghĩa bánh nhà làm)đãcốýhoặc vôýsửdụng các loại phẩm màu, chất bảo quảnđộc hại, nguyên liệu khôngđảm bảo, cơsởchật hẹp, nhân viên không được kiểm tra sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế gâyđộc hại cho ngườiăn.

– Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thường cótrứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xưởng…làmôi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo an toàn ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận. Đểbảođảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộđộc, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo đến tất cả người tiêu dùng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người cùng đón một cái Tết Trung thu an lành và đầm ấm:

–Nên lựa chọn những sản phẩm cónguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.

–Nên mua bánh trung thuởcác cơsởcóđịa chỉrõràng, nơi bày bán bánhđảm bảođiều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹnhãn mác, ngày sản xuất vàhạn sửdụng; không sửdụng bánh đã mốc, hỏng.

–Bánh mua vềphảiđược bảo quảnởnơi sạch sẽ, theođúng quyđịnh ghi trên nhãn sản phẩm của nhàsản xuất.

–Rửa tay sạch trước khi cắt, trước khiăn bánh. Khôngăn quánhiều bánh vàcác thực phẩm giàuđạm, mỡ,đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cứu chữa kịp thời.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người hãy trở thành"Người tiêu dùng thông thái": biết cách chọn mua và sử dụng bánh trung thu đảm bảo chất lượng.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 23 tháng 8 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề nóng diễn ra hàng ngày, hàng giờ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì vậy, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc hết sức quyết liệt, tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm giảm thiểu nguy cơ về VSATTP. Tuy nhiên, bên cạnh trách nhiệm quản lý của Nhà nước, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái khi nói không với những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trong công tác bảo đảm ATTP luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đến địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực. Trách nhiệm của chính quyền các cấp và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm được nâng cao. Những vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội đã được kiểm soát, giảm cả số lượng, mức độ và hiện tượng. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều. Thói quen lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp không đúng quy trình, không rõ nguồn gốc còn khá phổ biến. Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ với nhiều nguy cơ không bảo đảm an toàn còn khó khăn. Thực phẩm lậu, thực phẩm giả, thực phẩm không an toàn vẫn còn nhiều. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật, đặc biệt trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm ATTP, ngày 13/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg. Trong đó, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP; tăng cường công tác hậu thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý ATTP.

UBND xã Trường Lâm yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện tốt về an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc tại địa phương.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


Các chủ đề nóng trong công tác an toàn vệ sinh tháng cao điểm , tháng 8 trên địa bàn xã Trường Lâm

Đăng lúc: 11/12/2022 16:12:22 (GMT+7)

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 04 tháng 8 năm 2022






BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

An toàn thực phẩm

Là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

Do đó, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhằm vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và sức khỏe của cộng đồng, hơn nữa nó còn bảo vệ an toàn cho công việc kinh doanh của bạn.

Điều quan trọng là trước khi đưa thực phẩm vào cơ thể, chúng ta cần phải tiến hành chế biến nó. Việc chế biến thực phẩm như thế nào để đảm bào an toàn vệ sinh tuỳ thuộc vào nơi chế biến và cách chế biến của người đầu bếp. Chỉ coi trọng cách chế biến thực phẩm mà không quan tâm đến chế biến ở đâu sẽ là điều không thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần tạo môi trường an toàn, phải cải thiện, sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực sơ chế và chế biến thực phẩm

* Sự bùng nổ dân sốcùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Ô nhiễm môi trường:sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.

* Sự phát triển của khoa học công nghệ:việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng.

Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 10 tháng 8 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

ĐỐI VỚI CÁC THỰC PHẨM BÀY BÁN BÊN NGOÀI ĐƯỜNG PHỐ

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi thực phẩm “bẩn”.

Từ xưa đến nay, để duy trì cuộc sống con người không thể tách rời nhu cầu ăn uống. Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển, con người luôn phải chạy đua với thời gian mà ít chú trọng đến việc ăn uống. Chọn lựa những món ăn tiết kiệm về kinh tế, thời gian luôn là lựa chọn hàng đầu. Chính vì thế để đáp ứng nhu cầu trên, thức ăn đường phố ra đời. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay được bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội) hoặc những nơi tương tự.

Thức ăn đường phố nếu mất an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khâu bảo quản sẽ gây ra mối hiểm họa tiềm ẩn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính. Vì vậy, người kinh doanh thức ăn đường phố cần phải hiểu biết về pháp luật, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Luật An toàn thực phẩm 2010, Thông tư 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của bộ y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Theo đó, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được quy định như sau:

1. Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

- Phải có đủ trang thiết bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

3. Điều kiện con người

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy đinh, phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.

Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

4. Xử lý vi phạm

Các trường hợp vi phạm sẽ phải chịu những hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các hành vi sau:

Điều 16. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;

b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố;

c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;

d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;

đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 10 tháng 8 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM

TRONG DỊP TẾT TRUNG THU

Kính thưa: bà con nhân dân trong toàn xã!

Tết Trung thu đang đến gần, vì vậy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người xử dụng từ các nguyên nhân sau:

Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên năm nào vào dịp nầy cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục an toàn thực phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh; còn có những cơ sở nhỏ, thủ công không đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kinh doanh online với danh nghĩa bánh nhà làm)đãcốýhoặc vôýsửdụng các loại phẩm màu, chất bảo quảnđộc hại, nguyên liệu khôngđảm bảo, cơsởchật hẹp, nhân viên không được kiểm tra sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế gâyđộc hại cho ngườiăn.

– Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thường cótrứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xưởng…làmôi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo an toàn ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận. Đểbảođảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộđộc, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo đến tất cả người tiêu dùng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người cùng đón một cái Tết Trung thu an lành và đầm ấm:

–Nên lựa chọn những sản phẩm cónguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.

–Nên mua bánh trung thuởcác cơsởcóđịa chỉrõràng, nơi bày bán bánhđảm bảođiều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹnhãn mác, ngày sản xuất vàhạn sửdụng; không sửdụng bánh đã mốc, hỏng.

–Bánh mua vềphảiđược bảo quảnởnơi sạch sẽ, theođúng quyđịnh ghi trên nhãn sản phẩm của nhàsản xuất.

–Rửa tay sạch trước khi cắt, trước khiăn bánh. Khôngăn quánhiều bánh vàcác thực phẩm giàuđạm, mỡ,đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cứu chữa kịp thời.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người hãy trở thành"Người tiêu dùng thông thái": biết cách chọn mua và sử dụng bánh trung thu đảm bảo chất lượng.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 23 tháng 8 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề nóng diễn ra hàng ngày, hàng giờ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì vậy, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc hết sức quyết liệt, tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm giảm thiểu nguy cơ về VSATTP. Tuy nhiên, bên cạnh trách nhiệm quản lý của Nhà nước, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái khi nói không với những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trong công tác bảo đảm ATTP luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đến địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực. Trách nhiệm của chính quyền các cấp và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm được nâng cao. Những vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội đã được kiểm soát, giảm cả số lượng, mức độ và hiện tượng. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều. Thói quen lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp không đúng quy trình, không rõ nguồn gốc còn khá phổ biến. Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ với nhiều nguy cơ không bảo đảm an toàn còn khó khăn. Thực phẩm lậu, thực phẩm giả, thực phẩm không an toàn vẫn còn nhiều. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật, đặc biệt trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm ATTP, ngày 13/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg. Trong đó, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP; tăng cường công tác hậu thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về ATTP, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý ATTP.

UBND xã Trường Lâm yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện tốt về an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc tại địa phương.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

An toàn thực phẩm

Chợ Trường Lâm đảm bảo các nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm được bầy bán tại chợ.
Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tròn bếp ăn tập thể tại Trường Mầm Non Trường Lâm.
Xã Trường Lâm tổ chức tuyên truyền vệ sinh ATTP đối với các thực phẩm bày bán bên ngoài đường phố tại trưởng Tiểu học Trường Lâm.
Các chủ đề hướng dẫn xử lí an toàn thực phẩm trong gia đình.
Bài tuyên truyền về đảm đảo vệ sinh an toàn thực phẩm sức khỏe của người dân trong tháng 11/
Các chủ đề nóng trong công tác an toàn vệ sinh tháng cao điểm , tháng 8 trên địa bàn xã Trường Lâm
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 7 năm 2022
Các bài tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 12/2022 của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
Hội nghị tuyên truyền an toàn về sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Trường Lâm mở hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm mùa hè.
Xã Trường Lâm mở Hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tháng 5/2022

An toàn thực phẩm

Xem thêm 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHCC