Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
45342

Các bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 7 năm 2022

Ngày 11/12/2022 14:56:56

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Trường Lâm, ngày 01 tháng 07 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

10 LỜI KHUYÊN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa phương!

1. Chọn thực phẩm tươi sạch.

Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.

Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.

Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.

Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.

Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.

Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.

Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.

Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

5. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.

Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.

Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

6. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

7. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.

Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

8. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.

Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.

Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

9. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.

Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

10. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 05 tháng 7 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên nhân

– Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

– Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩmSudan,…

– Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

– Chất độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

– Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

– Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

Một số giải pháp:

– Về phía người tiêu dùng: Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến :

+ Thương hiệu

+ Thời hạn sử dụng

+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng.

+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

– Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức.

Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách lựa chọn thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn có thể là nguồn gây bệnh. Việc sử dụng thực phẩm tươi ngon không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể chúng ta giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thực phẩm.Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp chúng ta có thể lựa chọn được thực phẩm tươi, an toàn và đủ dinh dưỡng cho gia đình.

Cách chọn gạo:Gạo mới sẽ giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất, không có các thành phần nấm mốc. Để biết được gạo mới, ngon hay không chúng ta cần nhìn và sờ vào gạo, gạo mới là hạt gạo khô, không bị ẩm mốc, các hạt gạo đều nhau, hình tròn hay dài tùy giống lúa, trong, không đục, không có mạt cám, không có màu sắc biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt gạo giòn, không vỡ vụn, ngửi mùi gạo có mùi thơm đặc trưng.

Cách chọn thịt:Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải tìm được địa chỉ bán thịt uy tín, chất lượng. Thịt luôn tươi mới đã được chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật an toàn. Cửa hàng, quầy sạp bán thịt phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn theo quy định vệ sinh thú y. Thịt tươi mới là thịt của động vật vừa mới giết mổ, thịt mới thì thịt còn ấm, miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước. Nếu thấy miếng thịt xuất hiện màu nâu, xám, đỏ thâm hoặc xanh nhạt, có nghĩa miếng thịt đó đã bị ôi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cách chọn cá: Cá tươi, ngon là vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía, tím. Chú ý quan sát mắt cá, cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ.

Cách chọn rau, củ, quả:Khi lựa chon các loại rau nhiều lá, nên chọn rau có màu tươi sáng không héo úa, dập nát. Đối với các loại củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, da căng, không bị dập nát, màu sắc đồng nhất. Tuyệt đối không nên chọn mua các loại củ đã mọc mầm. Hạn chế mua những hoa, quả trái vụ, nhất là các tháng cuối mùa. Vì vào thời điểm này thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát triển nhiều, người trồng phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng với liều lượng vượt mức an toàn và dùng đến cận ngày thu hoạch.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Trường Lâm, ngày 15 tháng 7 năm 2022

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM

AN TOÀN CHO SỨC KHỎE GIA ĐÌNH

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc.

Biết cách bảo quản thực phẩm an toàn là rất cần thiết. Bởi điều này không chỉ đem đến cho gia đình bạn những món ăn thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Hiểu được điều này, chúng tôi xin mách bạn những mẹo bảo quản thức ăn vừa đơn giản, dễ nhớ mà lại giữ thực phẩm tươi lâu và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

1. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín

Công việc bận rộn, không còn nhiều thời gian để chế biến, nấu ăn mỗi ngày, vì thế các gia đình thường nấu sẵn thức ăn rồi trữ trong tủ lạnh để dùng dần, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các bữa ăn. Thế nhưng, việc này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn mà còn gây mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm nếu lưu trữ quá thời gian quy định.

Thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín, hộp thủy tinh đậy kín nắp là tốt nhất, để tránh ô nhiễm chéo từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, cũng như không ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn. Nếu muốn trữ từ 3-4 ngày thì nên bảo quản vào ngăn đá. Và tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thức ăn chín sau 4 ngày, để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia đình.

Thêm 1 lưu ý nhỏ khi bảo quản thức ăn chín là phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, để tránh việc thức ăn nóng bị làm lạnh đột ngột, làm biến đổi các vi chất dinh dưỡng.

Không nên trữ cơm nguội trong tủ lạnh, vì chúng sẽ làm mất các vitamin nhóm B và sản sinh các loại vi khuẩn gây hại cho bao tử nếu dùng thường xuyên cơm nguội để trong tủ lạnh.

2. Cách bảo quản thực phẩm tươi an toàn

Mặc dù việc trữ đông làm ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, nhưng không giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng nếu bảo quản trong thời gian quá dài. Thực phẩm để trong tủ lạnh càng lâu thì càng giảm hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí làm biến chất, sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Hơn thế nữa, thực phẩm còn phải trải qua quá trình rã đông sau khi được lấy ra khỏi ngăn lạnh, thì cũng làm hao hụt đi 1/3 hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Vì thế, với những cách bảo quản thực phẩm an toàn sau đây, sẽ giúp bảo toàn các vi chất cho bữa ăn thêm ngon miệng và chất lượng:

- Thịt, cá sống, sữa đã mở nắp,… là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, vì thế nên cho vào túi hay hộp kín, để ở ngăn đồ tươi sống riêng biệt và nếu để trong ngăn mát thì nên lên kế hoạch dùng hết trong vòng 3-4 ngày và 1 tuần với ngăn đông. Ngoài ra, nếu thịt cá đã rã đông thì nên dùng hết 1 lần, bởi nếu cho thịt vào đông lạnh lần nữa thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên gấp 2 lần.

- Đối với rau củ quả tươi, ngoài việc không rửa rau cũng nên lưu ý lựa chọn các loại túi zip đựng trái cây, rau quả chuyên dụng, thường có các lỗ khí giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm cho thực phẩm, giúp chúng luôn tươi ngon nhất.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 05 tháng 7 năm 2022




BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa xã!

Thực phẩm là tất cả mọi thứ đồ ăn, thức uống ở dạng chế biến hoặc không chế biến mà con người hàng ngày sử dụng để ăn, uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì sự sống. Nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn, thực phẩm chính là nguồn gốc gây bệnh. Đặc biệt dịch bệnh đường tiêu hoá xảy ra đó là bệnh tiêu chảy cấp là bệnh dịch nguy hiểm lây lan nhanh và dễ gây tử vong. Để phòng bệnh dịch lây lan chúng ta cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân mắc bệnh đường tiêu hóa thường do ăn, uống, phải thức ăn bị nhiễm những mầm bệnh sau vài giờ đến một tuần. Bệnh thường do vi khuẩn tả, Salmonela, Echrichiacoli, Lỵ trực khuẩn, do vi rút hoặc do nấm độc, ngộ độc hoá chất...Do đó bệnh có thể mắc hàng loạt nếu không được khống chế kịp thời, vì vậy mọi người cần thực hiện tốt nội dung sau để phòng bệnh đường tiêu hoá:

1. Đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm mầm bệnh, đặc biệt mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá biển, tiết canh, nem chua...

2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi đại, tiểu tiện bừa bãi, đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloraminB sau mỗi lần đi vệ sinh để khử khuẩn. Tránh tập trung ăn uống đông người như: Lễ hội, ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

3. Dùng nguồn nước sạch và bảo vệ nguồn nước.

Nguồn nước ăn uống phải đảm bảo chất lượng VSATTP. Khi có dịch bệnh tất cả nước uống đều được xử lý bằng hoá chất CloraminB theo đúng quy định. Cấm đổ rác thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao hồ, sông, giếng, cấm vứt xác súc vật chết và rác xuống ao hồ, sông suối.

4. Khi có người tiêu chảy cấp

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải báo nhanh chóng cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy thực hiện tốt các nguyên tắc chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình, mỗi người tiêu dùng hãy là: “Người tiêu dùng thông thái ” khi lựa chọn thực phẩm.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn






BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH, NƯỚC HỢP VỆ SINH ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO CON NGƯỜI

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá là nguồn sống thiết yếu của con người và đông đảo những loài sinh vật trên trái đất. Hiện nay môi trường nước đang bị ô nhiễm nguyên nhân chính do tác động của con người trong quá trình sinh hoạt đã thải chất sinh hoạt ảnh hưởng đến nguồn nước, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội các cụm công nghiệp, các trang trại, gia trại chăn nuôi chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước.

Như vậy việc bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này. Vì vậy ngay bây giờ mỗi chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường:

Giữ sạchnguồnnước: Nâng Giữ sạchnguồnnước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ cao ý thức cộng đồng để giữ sạchnguồnnướcbằngcách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vàonguồnnước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lạinguồnnước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Xử lý phân gia súc ,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xanguồnnước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Thực hiện phân loại rác tại nguồn,

Xử lý nước thải: Xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống mương thoát nước thải chung, đồng ruộng hoặc sông rạch. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra môi trường.

Thường xuyên tham giachấp hànhdọn vệ sinh môi trường tại khu dân cư phát động.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 25 tháng 7 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

( Trích đọc chương II tại mục 1 và 2 thông tư 38 /2018 ngày 25/12/2018)

THẨM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn.

Mục 1. THẨM ĐỊNH CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN

Điều 12. Thống kê, cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Hàng quý, cơ quan thẩm định thống kê, cập nhật danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp nêu tại Điều 5 Thông tư này theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này là cơ sở để cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định, xếp loại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và thanh tra đột xuất khi có sự cố về an toàn thực phẩm.

Điều 13. Thành lập Đoàn thẩm định

1. Thủ trưởng cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định. Quyết định thành lập đoàn thẩm định gồm các nội dung sau:

a) Căn cứ thẩm định;

b) Phạm vi, nội dung, hình thức thẩm định;

c) Tên, địa chỉ của cơ sở được thẩm định;

d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;

đ) Trách nhiệm của cơ sở và đoàn thẩm định.

2. Trường hợp thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm thông báo tới các cơ quan phối hợp có liên quan đề nghị cử người tham gia đoàn thẩm định.

Điều 14. Tổ chức thẩm định tại cơ sở

1. Cơ quan thẩm định thông báo dự kiến thời điểm đến thẩm định để xếp loại cơ sở trước 05 ngày làm việc.

2. Đoàn thẩm định công bố quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung thẩm định.

3. Tiến hành thẩm định thực tế: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu và thực tế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; phỏng vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm nếu cần theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

4. Lập biên bản thẩm định và thông báo kết quả thẩm định.

5. Trường hợp phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm hành chính, đoàn thẩm định lập biên bản vi phạm hành chính, trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Biên bản thẩm định

1. Biên bản thẩm định theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Yêu cầu đối với biên bản thẩm định:

a) Phải được đoàn thẩm định lập tại cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;

b) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định;

c) Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi;

d) Nêu kết luận chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và dự kiến mức xếp loại cơ sở;

đ) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);

e) Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu giáp lai của cơ sở (nếu có) vào biên bản thẩm định hoặc ký từng trang trong trường hợp cơ sở không có con dấu;

g) Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản thẩm định thì đoàn thẩm định phải ghi: “Đại diện cơ sở được thẩm định không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn thẩm định;

h) Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ quan thẩm định, 01 bản lưu tại cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.

Điều 16. Xử lý kết quả thẩm định

Sau khi thẩm tra biên bản thẩm định của đoàn thẩm định (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, cơ quan thẩm định thực hiện như sau:

1. Trường hợp thẩm định để xếp loại

a) Công nhận và thông báo kết quả thẩm định cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất thẩm định đánh giá định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.

b) Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.

2. Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ

a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất thẩm định áp dụng trong thời gian tới.

b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.

3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

4. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm định kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan thẩm định không công nhận cơ sở được xếp loại A hoặc B đối với cơ sở có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Việc xem xét công nhận kết quả xếp loại A hoặc B được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; được cơ quan thẩm định thẩm tra đạt yêu cầu.

6. Cơ quan thẩm định thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mục 2. CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận ATTP.

2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP

a) Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;

c) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP

a) Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Việc cấp lại Giấy chứng nhận ATTP được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

6. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tạikhoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm;

b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.

7. Trong trường hợp có các quy định riêng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có tính đặc thù thì áp dụng theo các quy định riêng đó.

Điều 18. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy xác nhận kiến thức về ATTP)

1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được phân công, ủy quyền việc cấp giấy cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP

a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;

b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.

3. Đối tượng được miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có bằng chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh từ trung cấp trở lên, trong chương trình đào tạo có nội dung về an toàn thực phẩm. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải lưu giữ bản sao đã được chứng thực hợp lệ bằng cấp chuyên môn và bản photo chương trình đào tạo của các đối tượng này.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quản lý giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được quy định tạiĐiều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCTngày 9/4/2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Việc thẩm định, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm được thực hiện bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 30 câu, trong đó có 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài đánh giá 45 phút.

6. Tài liệu về nội dung kiến thức an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 21 tháng 7 năm 2022



HƯỚNG DẪN

LỰA CHỌN THỰC PHẨM BAO GÓI AN TOÀN

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bao gói sẵn, ăn liền đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần nắm vững những tiêu chí sau:

1. Phải xem nhãn mác với đẩy đủ các nội dung sau:

- Tên thực phẩm

- Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá.

- Định lượng của thực phẩm.

- Thành phần cấu tạo

- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản

- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng

- Xuất xứ của hàng hoá

2. Nên mua ở các cửa hàng có tín nhiệm:cửa hàng quen thuộc, siêu thị… những nơi chấp hành đẩy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn.

3. Không nên mua:

- Ở những cửa hàng, quán hàng bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng.

- Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm…

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 28 tháng 7 năm 2022







HƯỚNG DẪN

BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG TỦ LẠNH

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, theo khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm:

- Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng luôn. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.

- Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong. Thực phẩm cũ, mua từ trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn, đề ngày trên thực phẩm để tránh trường hợp để thức ăn quá hạn sử dụng.

- Dù để trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn này bị dính mùi của món ăn khác.

- Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như mít, dứa hành...

- Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.

- Phần lạnh nhiều nhất trong ngăn mát tủ lạnh là mặt kính sát với ngăn rau củ, đây là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó, đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn gần với phần đông đá nhất là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.

- Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, đặc biệt bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

- Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi để phù hợp của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

-Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

Các bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 7 năm 2022

Đăng lúc: 11/12/2022 14:56:56 (GMT+7)

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Trường Lâm, ngày 01 tháng 07 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

10 LỜI KHUYÊN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa phương!

1. Chọn thực phẩm tươi sạch.

Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.

Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.

Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.

Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.

Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.

Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.

Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.

Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

5. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.

Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.

Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

6. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

7. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.

Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

8. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.

Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.

Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

9. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.

Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

10. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 05 tháng 7 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên nhân

– Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

– Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩmSudan,…

– Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

– Chất độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

– Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

– Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

Một số giải pháp:

– Về phía người tiêu dùng: Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến :

+ Thương hiệu

+ Thời hạn sử dụng

+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng.

+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

– Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức.

Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách lựa chọn thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn có thể là nguồn gây bệnh. Việc sử dụng thực phẩm tươi ngon không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể chúng ta giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thực phẩm.Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp chúng ta có thể lựa chọn được thực phẩm tươi, an toàn và đủ dinh dưỡng cho gia đình.

Cách chọn gạo:Gạo mới sẽ giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất, không có các thành phần nấm mốc. Để biết được gạo mới, ngon hay không chúng ta cần nhìn và sờ vào gạo, gạo mới là hạt gạo khô, không bị ẩm mốc, các hạt gạo đều nhau, hình tròn hay dài tùy giống lúa, trong, không đục, không có mạt cám, không có màu sắc biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt gạo giòn, không vỡ vụn, ngửi mùi gạo có mùi thơm đặc trưng.

Cách chọn thịt:Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải tìm được địa chỉ bán thịt uy tín, chất lượng. Thịt luôn tươi mới đã được chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật an toàn. Cửa hàng, quầy sạp bán thịt phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn theo quy định vệ sinh thú y. Thịt tươi mới là thịt của động vật vừa mới giết mổ, thịt mới thì thịt còn ấm, miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước. Nếu thấy miếng thịt xuất hiện màu nâu, xám, đỏ thâm hoặc xanh nhạt, có nghĩa miếng thịt đó đã bị ôi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cách chọn cá: Cá tươi, ngon là vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía, tím. Chú ý quan sát mắt cá, cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ.

Cách chọn rau, củ, quả:Khi lựa chon các loại rau nhiều lá, nên chọn rau có màu tươi sáng không héo úa, dập nát. Đối với các loại củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, da căng, không bị dập nát, màu sắc đồng nhất. Tuyệt đối không nên chọn mua các loại củ đã mọc mầm. Hạn chế mua những hoa, quả trái vụ, nhất là các tháng cuối mùa. Vì vào thời điểm này thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát triển nhiều, người trồng phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng với liều lượng vượt mức an toàn và dùng đến cận ngày thu hoạch.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Trường Lâm, ngày 15 tháng 7 năm 2022

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM

AN TOÀN CHO SỨC KHỎE GIA ĐÌNH

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc.

Biết cách bảo quản thực phẩm an toàn là rất cần thiết. Bởi điều này không chỉ đem đến cho gia đình bạn những món ăn thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Hiểu được điều này, chúng tôi xin mách bạn những mẹo bảo quản thức ăn vừa đơn giản, dễ nhớ mà lại giữ thực phẩm tươi lâu và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

1. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín

Công việc bận rộn, không còn nhiều thời gian để chế biến, nấu ăn mỗi ngày, vì thế các gia đình thường nấu sẵn thức ăn rồi trữ trong tủ lạnh để dùng dần, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các bữa ăn. Thế nhưng, việc này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn mà còn gây mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm nếu lưu trữ quá thời gian quy định.

Thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín, hộp thủy tinh đậy kín nắp là tốt nhất, để tránh ô nhiễm chéo từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, cũng như không ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn. Nếu muốn trữ từ 3-4 ngày thì nên bảo quản vào ngăn đá. Và tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thức ăn chín sau 4 ngày, để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia đình.

Thêm 1 lưu ý nhỏ khi bảo quản thức ăn chín là phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, để tránh việc thức ăn nóng bị làm lạnh đột ngột, làm biến đổi các vi chất dinh dưỡng.

Không nên trữ cơm nguội trong tủ lạnh, vì chúng sẽ làm mất các vitamin nhóm B và sản sinh các loại vi khuẩn gây hại cho bao tử nếu dùng thường xuyên cơm nguội để trong tủ lạnh.

2. Cách bảo quản thực phẩm tươi an toàn

Mặc dù việc trữ đông làm ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, nhưng không giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng nếu bảo quản trong thời gian quá dài. Thực phẩm để trong tủ lạnh càng lâu thì càng giảm hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí làm biến chất, sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Hơn thế nữa, thực phẩm còn phải trải qua quá trình rã đông sau khi được lấy ra khỏi ngăn lạnh, thì cũng làm hao hụt đi 1/3 hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Vì thế, với những cách bảo quản thực phẩm an toàn sau đây, sẽ giúp bảo toàn các vi chất cho bữa ăn thêm ngon miệng và chất lượng:

- Thịt, cá sống, sữa đã mở nắp,… là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, vì thế nên cho vào túi hay hộp kín, để ở ngăn đồ tươi sống riêng biệt và nếu để trong ngăn mát thì nên lên kế hoạch dùng hết trong vòng 3-4 ngày và 1 tuần với ngăn đông. Ngoài ra, nếu thịt cá đã rã đông thì nên dùng hết 1 lần, bởi nếu cho thịt vào đông lạnh lần nữa thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên gấp 2 lần.

- Đối với rau củ quả tươi, ngoài việc không rửa rau cũng nên lưu ý lựa chọn các loại túi zip đựng trái cây, rau quả chuyên dụng, thường có các lỗ khí giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm cho thực phẩm, giúp chúng luôn tươi ngon nhất.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 05 tháng 7 năm 2022




BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa xã!

Thực phẩm là tất cả mọi thứ đồ ăn, thức uống ở dạng chế biến hoặc không chế biến mà con người hàng ngày sử dụng để ăn, uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì sự sống. Nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn, thực phẩm chính là nguồn gốc gây bệnh. Đặc biệt dịch bệnh đường tiêu hoá xảy ra đó là bệnh tiêu chảy cấp là bệnh dịch nguy hiểm lây lan nhanh và dễ gây tử vong. Để phòng bệnh dịch lây lan chúng ta cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân mắc bệnh đường tiêu hóa thường do ăn, uống, phải thức ăn bị nhiễm những mầm bệnh sau vài giờ đến một tuần. Bệnh thường do vi khuẩn tả, Salmonela, Echrichiacoli, Lỵ trực khuẩn, do vi rút hoặc do nấm độc, ngộ độc hoá chất...Do đó bệnh có thể mắc hàng loạt nếu không được khống chế kịp thời, vì vậy mọi người cần thực hiện tốt nội dung sau để phòng bệnh đường tiêu hoá:

1. Đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm mầm bệnh, đặc biệt mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá biển, tiết canh, nem chua...

2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi đại, tiểu tiện bừa bãi, đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloraminB sau mỗi lần đi vệ sinh để khử khuẩn. Tránh tập trung ăn uống đông người như: Lễ hội, ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

3. Dùng nguồn nước sạch và bảo vệ nguồn nước.

Nguồn nước ăn uống phải đảm bảo chất lượng VSATTP. Khi có dịch bệnh tất cả nước uống đều được xử lý bằng hoá chất CloraminB theo đúng quy định. Cấm đổ rác thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao hồ, sông, giếng, cấm vứt xác súc vật chết và rác xuống ao hồ, sông suối.

4. Khi có người tiêu chảy cấp

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải báo nhanh chóng cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy thực hiện tốt các nguyên tắc chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình, mỗi người tiêu dùng hãy là: “Người tiêu dùng thông thái ” khi lựa chọn thực phẩm.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn






BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH, NƯỚC HỢP VỆ SINH ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO CON NGƯỜI

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá là nguồn sống thiết yếu của con người và đông đảo những loài sinh vật trên trái đất. Hiện nay môi trường nước đang bị ô nhiễm nguyên nhân chính do tác động của con người trong quá trình sinh hoạt đã thải chất sinh hoạt ảnh hưởng đến nguồn nước, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội các cụm công nghiệp, các trang trại, gia trại chăn nuôi chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước.

Như vậy việc bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này. Vì vậy ngay bây giờ mỗi chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường:

Giữ sạchnguồnnước: Nâng Giữ sạchnguồnnước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ cao ý thức cộng đồng để giữ sạchnguồnnướcbằngcách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vàonguồnnước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lạinguồnnước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Xử lý phân gia súc ,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xanguồnnước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Thực hiện phân loại rác tại nguồn,

Xử lý nước thải: Xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống mương thoát nước thải chung, đồng ruộng hoặc sông rạch. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra môi trường.

Thường xuyên tham giachấp hànhdọn vệ sinh môi trường tại khu dân cư phát động.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 25 tháng 7 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

( Trích đọc chương II tại mục 1 và 2 thông tư 38 /2018 ngày 25/12/2018)

THẨM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn.

Mục 1. THẨM ĐỊNH CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN

Điều 12. Thống kê, cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Hàng quý, cơ quan thẩm định thống kê, cập nhật danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp nêu tại Điều 5 Thông tư này theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này là cơ sở để cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định, xếp loại điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và thanh tra đột xuất khi có sự cố về an toàn thực phẩm.

Điều 13. Thành lập Đoàn thẩm định

1. Thủ trưởng cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định. Quyết định thành lập đoàn thẩm định gồm các nội dung sau:

a) Căn cứ thẩm định;

b) Phạm vi, nội dung, hình thức thẩm định;

c) Tên, địa chỉ của cơ sở được thẩm định;

d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;

đ) Trách nhiệm của cơ sở và đoàn thẩm định.

2. Trường hợp thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm thông báo tới các cơ quan phối hợp có liên quan đề nghị cử người tham gia đoàn thẩm định.

Điều 14. Tổ chức thẩm định tại cơ sở

1. Cơ quan thẩm định thông báo dự kiến thời điểm đến thẩm định để xếp loại cơ sở trước 05 ngày làm việc.

2. Đoàn thẩm định công bố quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung thẩm định.

3. Tiến hành thẩm định thực tế: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu và thực tế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; phỏng vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm nếu cần theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

4. Lập biên bản thẩm định và thông báo kết quả thẩm định.

5. Trường hợp phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm hành chính, đoàn thẩm định lập biên bản vi phạm hành chính, trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Biên bản thẩm định

1. Biên bản thẩm định theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Yêu cầu đối với biên bản thẩm định:

a) Phải được đoàn thẩm định lập tại cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;

b) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định;

c) Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi;

d) Nêu kết luận chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và dự kiến mức xếp loại cơ sở;

đ) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);

e) Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu giáp lai của cơ sở (nếu có) vào biên bản thẩm định hoặc ký từng trang trong trường hợp cơ sở không có con dấu;

g) Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản thẩm định thì đoàn thẩm định phải ghi: “Đại diện cơ sở được thẩm định không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn thẩm định;

h) Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ quan thẩm định, 01 bản lưu tại cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.

Điều 16. Xử lý kết quả thẩm định

Sau khi thẩm tra biên bản thẩm định của đoàn thẩm định (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, cơ quan thẩm định thực hiện như sau:

1. Trường hợp thẩm định để xếp loại

a) Công nhận và thông báo kết quả thẩm định cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất thẩm định đánh giá định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.

b) Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.

2. Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ

a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất thẩm định áp dụng trong thời gian tới.

b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.

3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

4. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm định kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan thẩm định không công nhận cơ sở được xếp loại A hoặc B đối với cơ sở có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Việc xem xét công nhận kết quả xếp loại A hoặc B được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; được cơ quan thẩm định thẩm tra đạt yêu cầu.

6. Cơ quan thẩm định thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mục 2. CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan thẩm định quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận ATTP.

2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP

a) Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;

c) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP

a) Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Việc cấp lại Giấy chứng nhận ATTP được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

6. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tạikhoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm;

b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.

7. Trong trường hợp có các quy định riêng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có tính đặc thù thì áp dụng theo các quy định riêng đó.

Điều 18. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy xác nhận kiến thức về ATTP)

1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là các cơ quan có thẩm quyền nêu tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được phân công, ủy quyền việc cấp giấy cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP

a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;

b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.

3. Đối tượng được miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có bằng chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh từ trung cấp trở lên, trong chương trình đào tạo có nội dung về an toàn thực phẩm. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải lưu giữ bản sao đã được chứng thực hợp lệ bằng cấp chuyên môn và bản photo chương trình đào tạo của các đối tượng này.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quản lý giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được quy định tạiĐiều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCTngày 9/4/2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Việc thẩm định, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm được thực hiện bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 30 câu, trong đó có 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài đánh giá 45 phút.

6. Tài liệu về nội dung kiến thức an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 21 tháng 7 năm 2022



HƯỚNG DẪN

LỰA CHỌN THỰC PHẨM BAO GÓI AN TOÀN

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bao gói sẵn, ăn liền đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần nắm vững những tiêu chí sau:

1. Phải xem nhãn mác với đẩy đủ các nội dung sau:

- Tên thực phẩm

- Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá.

- Định lượng của thực phẩm.

- Thành phần cấu tạo

- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản

- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng

- Xuất xứ của hàng hoá

2. Nên mua ở các cửa hàng có tín nhiệm:cửa hàng quen thuộc, siêu thị… những nơi chấp hành đẩy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn.

3. Không nên mua:

- Ở những cửa hàng, quán hàng bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng.

- Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm…

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 28 tháng 7 năm 2022







HƯỚNG DẪN

BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG TỦ LẠNH

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, theo khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm:

- Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng luôn. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.

- Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong. Thực phẩm cũ, mua từ trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn, đề ngày trên thực phẩm để tránh trường hợp để thức ăn quá hạn sử dụng.

- Dù để trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn này bị dính mùi của món ăn khác.

- Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như mít, dứa hành...

- Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.

- Phần lạnh nhiều nhất trong ngăn mát tủ lạnh là mặt kính sát với ngăn rau củ, đây là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó, đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn gần với phần đông đá nhất là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.

- Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, đặc biệt bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

- Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi để phù hợp của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

-Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND xã

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

An toàn thực phẩm

Chợ Trường Lâm đảm bảo các nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm được bầy bán tại chợ.
Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tròn bếp ăn tập thể tại Trường Mầm Non Trường Lâm.
Xã Trường Lâm tổ chức tuyên truyền vệ sinh ATTP đối với các thực phẩm bày bán bên ngoài đường phố tại trưởng Tiểu học Trường Lâm.
Các chủ đề hướng dẫn xử lí an toàn thực phẩm trong gia đình.
Bài tuyên truyền về đảm đảo vệ sinh an toàn thực phẩm sức khỏe của người dân trong tháng 11/
Các chủ đề nóng trong công tác an toàn vệ sinh tháng cao điểm , tháng 8 trên địa bàn xã Trường Lâm
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 7 năm 2022
Các bài tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 12/2022 của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
Hội nghị tuyên truyền an toàn về sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Trường Lâm mở hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm mùa hè.
Xã Trường Lâm mở Hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tháng 5/2022

An toàn thực phẩm

Xem thêm 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHCC