Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
45342

Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.

Ngày 11/12/2022 16:12:22

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 05 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

An toàn thực phẩm trường mầm non

Như chúng ta đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội và nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại trường mầm non. Chất lượng VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Với ngành giáo dục, trong đó bậc học mầm non có trách nhiệm lớn vì công việc VSATTP có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và trẻ em mầm non. Cơ sỡ giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non ớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng đầy đủ và nếu bị ngộ độc thực phẩm trong cơ sởgiáo dục mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn.

Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%. Mỗi ngày trẻ được ăn 2 bữa tại trường, với thực đơn được thay đổi hàng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; đội ngũ nhân viên nhà bếp đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp như; treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên truyền của nhà trường,…để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 06 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Thận trọng với thực phẩm bán trước cổng trường


Thựcphẩm không an toàn đang đe dọa đến sức khỏe của mọi người dân. Nó xuất hiện ở nhiều nơi, thậm chí là trường học - nơi được xem là môi trường an toàn của trẻ. Các loại đồ ăn vặt có chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn… đang là mối nguy hại tới sức khỏe của học sinh.

Dạo qua cổng các trường học, có thể nhận thấy khá nhiều món ăn khoái khẩu của học trò, các loại nước uống đóng túi với đủ mầu sắc, hương vị được bày bán. Mức giá các món ăn vặt chỉ dao động từ 5.000 đồng đến 10 nghìn đồng nên được các em học sinh săn đón nhiệt tình. Tuy vậy, phần lớn đây đều là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác. Thậm chí nhiều món ăn được chế biến, bày bán sát đường đi, không được che đậy. Nguyên liệu để chế biến món nem chua rán, thịt bò khô, tương ớt đều không rõ nguồn gốc. Dầu, mỡ dùng để chiên rán, dùng đi dùng lại nhiều lần. Dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không được che đậy.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn cho tiền để trẻ mua quà vặt, nước uống trước cổng trường. Ðiều này tiềm ẩn nguy cơ đến sức khỏe của trẻ. Những thức ăn đường phố bày bán ở nhiệt độ bình thường, môi trường nhiều bụi, không được che đậy cẩn thận nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do điều kiện thiếu nước, các dụng cụ đựng và chế biến không được rửa sạch và thường bị ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác người chế biến thức ăn đường phố vì chạy theo lợi nhuận nên có thể mua các thực phẩm đầu vào không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh, sử dụng phẩm mầu công nghiệp, đường hóa học trong chế biến thức ăn, đồ uống…

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, nấm mốc, vi-rút và ký sinh trùng thường gây: sốt, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. Còn đối với các phẩm mầu nhân tạo (không được phép sử dụng) sản sinh ra chất độc hại làm giảm sự phát triển của não bộ và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như: ung thư, tổn thương trên gien, độc tính cho thần kinh.

Theo một số chuyên gia về Công nghệ sinh học và dinh dưỡng, mối nguy hại của nem chua nằm ở vi sinh vật gây bệnh có trong nguyên liệu. Với đặc thù là thịt sống rồi làm chín bằng sinh học chứ không phải làm chín bằng nhiệt nên việc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ở món ăn này rất khó khăn. Quy trình sản xuất nem chua truyền thống tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tránh các món ăn chế biến từ thịt lợn chưa chín như nem chua, nem chạo, tiết canh…

Trong xúc xích có nitrit được sử dụng như một chất bảo quản. Trong quá trình đun nấu, nitrit kết hợp với amin tự nhiên trong thịt, cá để hình thành hợp chất nitrosamin gây ung thư. Hợp chất này còn có thể gây ung thư khoang miệng, bàng quang, thực quản, dạ dày và não. Không phải tất cả các loại xúc xích trên thị trường đều chứa nitrit. Bởi theo một số phương pháp hiện tại, nitrit chủ yếu được sử dụng cho việc tạo mầu, cho quá trình bảo quản. Hiện nay, món xúc xích có mầu bảo quản đã dần bị khách hàng tẩy chay. Do vậy người mua cần xem kỹ thành phần của xúc xích, không mua sản phẩm có chứa nitrit.

Ðối với các chất bảo quản thì hàn the làm chậm quá trình phân hủy thực phẩm; khiến thịt, cá giữ được vẻ tươi lâu hơn và làm cho thực phẩm như bún, bánh phở, bánh cuốn, bánh đa, giò, chả và nhiều thức ăn khác trở nên giòn, dai. Hàn the mà các gia đình dùng cho sản xuất bánh phở, bún… cho vào thực phẩm là hàn the công nghiệp, có nhiều tác hại tới sức khỏe con người. Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người sử dụng. Khi vào cơ thể hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây bệnh mãn tính. Nếu sử dụng nhiều, nó gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, gây ban đỏ dẫn đến da bị tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Hiện nay, hàn the được cấm sử dụng tại Việt Nam và nhiều nước khác.

Ðường hóa học hay còn gọi là chất ngọt tổng hợp, là những chất không có trong tự nhiên, hoàn toàn tổng hợp bằng công nghệ hóa học, được sử dụng để tạo vị ngọt khi chế biến cho thêm vào thực phẩm. Người ăn kiêng, có bệnh lý, cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc và chỉ sử dụng các loại đường được phép trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý, nhiều loại thực phẩm, đồ uống sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo vẫn chứa mức năng lượng cao do thành phần carbohydrate vốn có trong loại thực phẩm đó, khiến đường huyết tăng cao.

Đểhạn chế việc học sinh sử dụng đồ ăn vặt, các gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết. Các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để con em mình sử dụng đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, bày bán trước cổng trường. Thay vào đó, chuẩn bị bữa sáng cho con ở nhà, chọn những loại thực phẩm có nhãn mác, được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu rõ ràng. Về phía nhà trường, cần có công tác quản lý học sinh, tuyên truyền để giúp các em tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Các bậc phụ huynh nên quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn con em chọn mua những sản phẩm chất lượng, tránh xa các loại bánh kẹo, thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh. Mỗi người nên nói "không" với hàng rong không được che đậy, quán vỉa hè ẩm thấp, bụi bặm, gần cống rãnh, thiếu nước sạch.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 10 tháng 9 năm 2022

Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm tết Trung thu 2022

Tết Trung thu đang đến gần,vì vậy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn từ các nguyên nhân sau:

1. Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên năm nào vào dịp này cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục an toàn thực phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh; còn có những cơ sở nhỏ, thủ công không đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kinh doanh online với danh nghĩa bánh nhà làm) đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở chật hẹp, nhân viên không được kiểm tra sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế gây độc hại cho người ăn.

2. Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xưởng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo an toàn ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo đến tất cả người tiêu dùng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người cùng đón một cái Tết Trung thu an lành và đầm ấm thì nên:

Thứ nhất: Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.

Thứ hai: Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.

Thứ 3: Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, theo đúng quy định ghi trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Thứ 4: Rửa tay sạch trước khi cắt, trước khi ăn bánh. Dụng cụ cắt bánh phải sạch sẽ. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chữa trị kịp thời và giữ lại mẫu thức ăn nếu đang còn lại.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người hãy trở thành người tiêu dùng thông thái: biết cách chọn mua và sử dụng bánh trung thu đảm bảo an toàn.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 15 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

BẾP ĂN TRONG TRƯỜNG HỌC

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn phường!

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của những đứa trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo là quá nhỏ nên gần như hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ….

Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn với số lượng học sinh đông mà đối tượng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cần được hết sức chú trọng. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hhiện của các trường mầm non trong cả nước. Chi cục VSATTP, phòng y tế của huện sẽ kiểm tra thường xuyên về việc đảm bảo ATVSTP. Khi cơ sở đạt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm mới được cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn trong trường mầm non.

Nhà trường được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo các quy định điều kiện đảm bảo VSATTP bếp ăn tập thể

* Vệ sinh đối với cơ sở:

- Vị trí phải đảm bảo vệ sinh môi trường, cách ly với nguồn ô nhiễm.

- Bếp ăn phải đượcthiết kế theo nguyên tắc bếp một chiều, sử dụng vật liệu dễ làm sạch.

- Giữ vệ sinh khu vực phục vụ ăn uống, chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Xử lý rác thải tốt, cống rãnh phải thường xuyên được khơi thông.

- Có đủ nước sạch, có xà phòng cho nhân viên rửa tay, dụng cụ chứa nước phải đảm bảo vệ sinh.

* Vệ sinh cá nhân và kiến thức vệ sinh thực phẩm

- Giữ vệ sinh cá nhân và khu vực làm việc.

- Sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay khi tham gia chế biến, phục vụ ăn uống.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong mọi trường hợp gây bẩn tay, sau khi sử dụng nguyên liệu tươi sống, trước khi chia ăn.

- Không dùng tay lấy thức ăn, không làm các việc khác khi đang chia thức ăn.

- Tham gia lớp tập huấn VSATTP, khám sức khỏe định kỳ.

* Vệ sinh dụng cụ:

- Dụng cụ ăn uống không được sứt mẻ, phải đảm bảo khô sạch và được rửa ngay sau khi sử dụng.

- Giá để dụng cụ ăn uống phải đảm bảo sạch, nên làm bằng vật liệu không thấm nước và dễ làm sạch.

- Trang bị dụng cụ lấy thức ăn như muôi, thìa, kẹp gắp đầy đủ, có thớt thái thịt chín, sống riêng.

- Không để các hóa chất, dung môi độc hại hoặc chai lọ đã đựng hóa chất trong khu vực bếp ăn đề phòng bị nhiễm bẩn.

* Vệ sinh trong chế biến và bảo quản:

- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nếu có nghi ngờ phải gửi mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm có đủ năng lực.

- Không sử dụng chất phụ gia nằm ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế

- Khuyến khích các bếp ăn sử dụng nguồn cung cấp theo hợp đồng ký kết với các cơ sở đảm bảo VSATTP.

- Thực hiện chế biến và bảo quản thực phẩm, thức ăn hợp vệ sinh.

- Đề phòng mọi sự lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống và thức ăn đã chế biến.

* Hồ sơ ghi chép và theo dõi:

- Các thực phẩm mua vào có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với từng địa phương, với từng mùa và tình hình kinh tế của người dân.

- Lưu mẫu thức ăn đã chế biến 24h.

▪ Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, mẫu lưu thức ăn và thức ăn còn thừa phải đưa đến phòng thí nghiệm tỉnh hoặc trung ương để kiểm tra tìm nguyên nhân.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 26 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Sử dụng rau củ quả tươi thế nào cho an toàn?

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

Rau củ quả tươi đóng vai trò quan trọng vì chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ... vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp phòng chống bệnh tật.

Tuy nhiên, sử dụng rau củ quả tươi như thế nào cho đúng cách trong chế biến vẫn là điều mà nhiều người còn băn khoăn.

Giá trị dinh dưỡng từ rau củ quả tươi.

Rau quan trọng ở chỗ cung cấp chất xơ. Mặc dù chất xơ này không tiêu hóa hoặc hấp thu được nhưng làm có tác dụng làm tăng nhu động ruột, chống táo bón. Đây là điều rất quan trọng trong việc tránh hấp thu chất có hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn thúc đẩy sự hấp thu của cơ thể đối với 3 nhóm thức ăn là đạm, béo, đường.

Bên cạnh đó, rau củ quả còn chứa các loại vitamin và chất khoáng rất cần cho sự phát triển của trẻ em, góp phần phòng chống các bệnh nhiễm trùng, tim mạch và ức chế sự phát triển khối u ác tính. Chính vì vậy, theo nghiên cứu, mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể 400g rau củ quả. Muốn rau còn đầy đủ các chất, tốt nhất nên ăn sống. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trong bữa ăn ít nhất có một loại còn sống như dưa leo, cà chua... và nên ăn 2-3 loại trong một bữa ăn.

Mẹo xử lý rau củ quả đảm bảo dinh dưỡng

Rửa rau: Rau củ quả tươi là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, cũng như tiềm ẩn nguy cơ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Cách đơn giản và bảo đảm vệ sinh an toàn nhất là rửa rau dưới vòi nước sạch và chảy mạnh.

Với loại rau xanh có lá to: bạn hãy cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội.

Với các loại rau có lá nhỏ: phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.

Quả tươi: thì sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, dùng khăn giấy sạch để lau khô nhằm loại bỏ vi khuẩn còn lại, trước khi ăn nên gọt vỏ.
Chế biến: Không "tích trữ" rau trong tủ lạnh quá lâu. Không ít người có thói quen 1 tuần đi chợ 1 lần, thức ăn sẽ được để trong tủ lạnh ăn dần. Cách làm này vừa thuận tiện lại tiết kiệm thời gian nhưng bạn có biết: cứ sau 1 ngày, rau xanh mất đi 1 lượng lớn chất dinh dưỡng.

Xào rau nhỏ lửa tuy làm cho rau không có màu xanh bắt mắt nhưng nấu xào ở ở nhiệt độ cao thì các loại vitamin C, B1 sẽ rất dễ hòa tan và bay hơi hết. Vì vậy khi chế biến các món rau xào nên vặn nhỏ lửa, thêm chút dấm để giữ lại lượng vitamin. Có 1 số loại rau dùng tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà chua, v.v...
Hãy ăn ngay sau khi vừa chế biến: Chỉ gắp rau ra khỏi xoong chảo khi đến giờ ăn để giữ nóng nhưng như vậy thì công sức bạn bỏ ra cho món ăn đó cũng gần như vô nghĩa, vì hầu hết các chất dinh dưỡng trong rau đã tan hết. Cách tốt nhất là hãy thưởng thức ngay sau khi vừa chế biến xong, vừa giúp bạn cảm nhận được hương vị ngon nhất lại có lợi cho cơ thể.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 16 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG NGỘ ĐỘC TIẾT CANH, MÓN TÁI SỐNG

Tiết canh

Thường dùng là tiết gia súc, gia cầm. Tiết tươi sống chứa nhiều vi khuẩn, virut, trứng và ấu trùng giun sán; nó còn là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển.

Ăn tiết canh có thể bị sán não.

Khi ăn tiết canh, bạn có nguy cơ mắc các bệnh rất nguy hiểm, như nhiễm liên cầu lợn (Streptococus suis). Liên cầu lợn gây bệnh viêm màng não mủ, nếu chữa khỏi thì di chứng là giảm thính lực và điếc không hồi phục. Nhiễm khuẩn máu tỷ lệ tử vong 7-10%.

Nhiễm virut dại (Rabies virus) khi ăn tiết canh chó, nếu mắc bệnh dại nạn nhân đã lên cơn dại thì không thể cứu chữa.

Nhiễm virut cúm gia cầm (A/H5N1, H5N6, H7N9…) khi ăn tiết canh vịt, tùy theo độc lực của virut và sức đề kháng của cơ thể thực khách mà sinh bệnh nặng hay nhẹ.

Nhiễm sán não, sán dây và bệnh lợn gạo. Nhiễm ấu trùng giun xoắn khi ăn tiết canh lợn.

Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, dư lượng thuốc trừ sâu có trong rau thơm ăn sống (rau thơm của quán ăn thì phần lớn chỉ rửa qua cho sạch đất còn trứng giun sán, vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn và thuốc trừ sâu vẫn tồn tại).

Không nên ăn tiết canh sống mà nên ăn tiết canh nấu chín. Tiết nấu chín đã diệt hết vi khuẩn, virut, ký sinh trùng lại là thực phẩm rất tốt và bổ dưỡng. Bởi tiết bổ sung cho cơ thể chất sắt dạng “hem”, albumin và các protein (trong thức ăn thì sắt dạng hem ở động vật có khả năng hấp thụ cao hơn sắt có trong thực vật).

Rau sống

Các loại rau ăn sống như rau diếp, xà lách, rau mùi, rau húng, vv .. nếu được trồng theo tiêu chuẩn sản xuất rau sạch (GAP) mới thu hoạch và rửa sạch trước khi ăn là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người do có nhiều sinh tố C, B, các carotenoid; nhiều chất chống lão hóa, chống ung thư như flavonoid, polyphenol. Tinh dầu và các chất khoáng, chất xơ.

Rau sống cần phải được rửa và ngâm kỹ trước khi ăn.

Nhưng ở nước ta hiện nay các cơ sở sản xuất rau sạch còn quá ít. Rau bán ở chợ và trong các quán ăn đường phố phần lớn là không an toàn vệ sinh thực phẩm: nhiều dư lượng thuốc trừ sâu, nhiễm trứng và ấu trùng giun, sán, vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn; các chất độc trong đất và nước như dioxin, chì, thủy ngân, asen…

Gỏi cá

Nguyên liệu chính của món gỏi cá là thịt cá sống.Tất các các loài cá sống trong tự nhiên đều nhiễm ký sinh trùng gây bệnh cho người.Nếu môi trường sống của cá có chất thải công nghiệp, chất độc chiến tranh thì cá nhiễm thêm hóa chất độc hại. Có chất thải sinh hoạt thì cá nhiễm thêm vi khuẩn, virut gây bệnh.

Ở Việt Nam gỏi cá chế từ nhiều loại cá: cá nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Gỏi cá là món khoái khẩu của nhiều người, nhiều địa phương. Tuy nhiên khi ăn gỏi cá, bạn phải đối diện với các nguy cơ: Nhiễm các loại ký sinh trùng như: Giun Anisakis, giun đầu gai (ấu trùng của nó xuyên qua ruột rồi đi khắp cơ thể: ở gan, vào mắt, trong não, trong tủy sống, ở phổi, có thể gây chết người). Sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn, sán lá ruột, sán dây ký sinh ở ruột non. Nhiễm chất độc trong nước thải công nghiệp như Methyl thủy ngân. Nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn có trong nước bẩn nuôi cá.

Nem chua

Nguyên liệu là thịt lợn nạc sống xay (giã) nhuyễn, trộn với bì lợn lạng mỏng thái chỉ và thính (gạo rang thơm giã nhỏ) cùng với các phụ gia khác rồi chia từng nắm nhỏ để gói bằng lá sung, lá vông nem, ngoài bọc nhiều lớp lá chuối tươi; để 3-5 ngày sẽ thành nem chua. Do sử dụng thịt lợn sống nên nem chua có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, trứng hoặc ấu trùng sán dải lợn (lợn gạo) gây bệnh cho người ăn.

Nem chạo

Còn gọi là nem thính; là nem chế biến xong thì bày ra đĩa để ăn ngay. Mỗi địa phương có nhiều món nem chạo khác nhau, sử dụng nguyên liệu khác nhau có thứ làm chín, có thứ chỉ làm tái thịt (nhúng qua nước sôi). Có thứ chế biến xong vẫn là thịt ăn sống.

Người ăn nem chạo muốn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phải chọn thứ chế biến bằng nguyên liệu đã làm chín và rau sống ăn kèm phải là rau sạch, nếu không sẽ dễ nhiễm các bệnh như: liên cầu lợn, tả, lỵ, thương hàn, sán dây, sán lá.

Các món tái

Thịt bò bê bán ở chợ và các quán ăn đường phố vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm sán dây bò (Taenia saginata) còn gọi là sán xơ mít, cho người ăn các món tái bò, tái bê, đặc biệt món bít tết là dễ bị nhiễm sán vì là miếng thịt to hình khối, không thái mỏng như món tái.

Lẩu

Lẩu là món ăn được chế biến bằng cách cho thực phẩm như thịt, tôm, cá, rau, mì..tươi sống hoặc đã chín vào nồi “nước dùng” đang sôi. Phần lớn nguyên liệu dùng chế lẩu là thực phẩm tươi sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm giun sán, tả lỵ, thương hàn... nên dễ gây bệnh cho người ăn.

Ăn thịt lợn, cẩn thận mắc bệnh chết người Lượng thịt lợn tiêu thụ trong những ngày Tết tăng cao, vì vậy cần tránh ăn nhầm thực phẩm bẩn.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 26 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM - VÌ SỨC KHỎE CỦA CỘNG ĐỒNG

Thưa toàn thể nhân dân trên địa bàn xã!

Hiện nay do thời tiết vào thu đông, khí hậu nồm ẩm thay đổi liên tục trong ngày là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus và các loại côn trùng gây bệnh phát triển. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chú trọng nhất là thời điểm hiện nay dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đang tăng nhanh về số lượng và địa giới hành chính, nguy cơ lây bệnh từ gia súc nhiễm bệnh sang người qua việc sử dụng chế phẩm từ thịt trâu, bò vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra thực phẩm được bán ở khu vực không đảm bảo vệ sinh nhất là gần cống rảnh, vỉa hè; bán thực phẩm tươi sống gần với gia cầm sống; khu vực không đảm bảo vệ sinh môi trường khác dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao, đây là nguyên nhân gây bệnh và nguy cơ tử vong vì sử dụng nguồn thực phẩm không an toàn.

Các nguyên tắc dự phòng bệnh truyền qua thực phẩm, ngộ độc thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được bệnh truyền qua thực phẩm; ngộ độc thực phẩm. UBND xã Tân Trường đưa ra các khuyến cáo sau.

+ Người tiêu dùng cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi được bán ở những gian hàng sạch sẽ bảo quản cẩn thận và riêng biệt giữa thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến chín; thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.

+ Khi chế biến thực phẩm cần bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong chế biến thực phẩm; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện "ăn chín, uống sôi".

+ Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt lợi và hại của chiếc tủ lạnh. Lưu ý, tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Vì thế nếu dự trữ quá nhiều thực phẩm, không khí lạnh không lưu thông được sẽ làm thực phẩm nhanh hỏng hơn.

+ Ngoài ra, người tiêu dùng cần sơ chế thực phẩm trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Không để thực phẩm chín chung với thực phẩm sống vì dễ bị lây nhiễm chéo... làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm.

Như vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo vệ an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 28 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách bảo quản thực phẩm an toàn

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc.

Biết cách bảo quản thực phẩm an toàn là rất cần thiết. Bởi điều này không chỉ đem đến cho gia đình bạn những món ăn thơm ngoan mà còn giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Hiểu được điều này, chúng tôi xin mách bạn những mẹo bảo quản thức ăn vừa đơn giản, dễ nhớ mà lại giữ thực phẩm tươi lâu và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

1. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín

Công việc bận rộn, không còn nhiều thời gian để chế biến, nấu ăn mỗi ngày, vì thế các gia đình thường nấu sẵn thức ăn rồi trữ trong tủ lạnh để dùng dần, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các bữa ăn. Thế nhưng, việc này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn mà còn gây mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm nếu lưu trữ quá thời gian quy định.

Thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín, hộp thủy tinh đậy kín nắp là tốt nhất, để tránh ô nhiễm chéo từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, cũng như không ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn. Nếu muốn trữ từ 3-4 ngày thì nên bảo quản vào ngăn đá. Và tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thức ăn chín sau 4 ngày, để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia đình.

Thêm 1 lưu ý nhỏ khi bảo quản thức ăn chín là phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, để tránh việc thức ăn nóng bị làm lạnh đột ngột, làm biến đổi các vi chất dinh dưỡng.

Không nên trữ cơm nguội trong tủ lạnh, vì chúng sẽ làm mất các vitamin nhóm B và sản sinh các loại vi khuẩn gây hại cho bao tử nếu dùng thường xuyên cơm nguội để trong tủ lạnh.

2. Cách bảo quản thực phẩm tươi an toàn

Mặc dù việc trữ đông làm ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, nhưng không giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng nếu bảo quản trong thời gian quá dài. Thực phẩm để trong tủ lạnh càng lâu thì càng giảm hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí làm biến chất, sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Hơn thế nữa, thực phẩm còn phải trải qua quá trình rã đông sau khi được lấy ra khỏi ngăn lạnh, thì cũng làm hao hụt đi 1/3 hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Vì thế, với những cách bảo quản thực phẩm an toàn sau đây, sẽ giúp bảo toàn các vi chất cho bữa ăn thêm ngon miệng và chất lượng:

- Thịt, cá sống, sữa đã mở nắp,… là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, vì thế nên cho vào túi hay hộp kín, để ở ngăn đồ tươi sống riêng biệt và nếu để trong ngăn mát thì nên lên kế hoạch dùng hết trong vòng 3-4 ngày và 1 tuần với ngăn đông. Ngoài ra, nếu thịt cá đã rã đông thì nên dùng hết 1 lần, bởi nếu cho thịt vào đông lạnh lần nữa thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên gấp 2 lần.

- Đối với rau củ quả tươi, ngoài việc không rửa rau cũng nên lưu ý lựa chọn các loại túi zip đựng trái cây, rau quả chuyên dụng, thường có các lỗ khí giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm cho thực phẩm, giúp chúng luôn tươi ngon nhất.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.

Đăng lúc: 11/12/2022 16:12:22 (GMT+7)

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 05 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

An toàn thực phẩm trường mầm non

Như chúng ta đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội và nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại trường mầm non. Chất lượng VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Với ngành giáo dục, trong đó bậc học mầm non có trách nhiệm lớn vì công việc VSATTP có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và trẻ em mầm non. Cơ sỡ giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non ớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng đầy đủ và nếu bị ngộ độc thực phẩm trong cơ sởgiáo dục mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn.

Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%. Mỗi ngày trẻ được ăn 2 bữa tại trường, với thực đơn được thay đổi hàng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; đội ngũ nhân viên nhà bếp đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp như; treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên truyền của nhà trường,…để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 06 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Thận trọng với thực phẩm bán trước cổng trường


Thựcphẩm không an toàn đang đe dọa đến sức khỏe của mọi người dân. Nó xuất hiện ở nhiều nơi, thậm chí là trường học - nơi được xem là môi trường an toàn của trẻ. Các loại đồ ăn vặt có chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn… đang là mối nguy hại tới sức khỏe của học sinh.

Dạo qua cổng các trường học, có thể nhận thấy khá nhiều món ăn khoái khẩu của học trò, các loại nước uống đóng túi với đủ mầu sắc, hương vị được bày bán. Mức giá các món ăn vặt chỉ dao động từ 5.000 đồng đến 10 nghìn đồng nên được các em học sinh săn đón nhiệt tình. Tuy vậy, phần lớn đây đều là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác. Thậm chí nhiều món ăn được chế biến, bày bán sát đường đi, không được che đậy. Nguyên liệu để chế biến món nem chua rán, thịt bò khô, tương ớt đều không rõ nguồn gốc. Dầu, mỡ dùng để chiên rán, dùng đi dùng lại nhiều lần. Dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không được che đậy.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn cho tiền để trẻ mua quà vặt, nước uống trước cổng trường. Ðiều này tiềm ẩn nguy cơ đến sức khỏe của trẻ. Những thức ăn đường phố bày bán ở nhiệt độ bình thường, môi trường nhiều bụi, không được che đậy cẩn thận nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do điều kiện thiếu nước, các dụng cụ đựng và chế biến không được rửa sạch và thường bị ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác người chế biến thức ăn đường phố vì chạy theo lợi nhuận nên có thể mua các thực phẩm đầu vào không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh, sử dụng phẩm mầu công nghiệp, đường hóa học trong chế biến thức ăn, đồ uống…

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, nấm mốc, vi-rút và ký sinh trùng thường gây: sốt, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. Còn đối với các phẩm mầu nhân tạo (không được phép sử dụng) sản sinh ra chất độc hại làm giảm sự phát triển của não bộ và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như: ung thư, tổn thương trên gien, độc tính cho thần kinh.

Theo một số chuyên gia về Công nghệ sinh học và dinh dưỡng, mối nguy hại của nem chua nằm ở vi sinh vật gây bệnh có trong nguyên liệu. Với đặc thù là thịt sống rồi làm chín bằng sinh học chứ không phải làm chín bằng nhiệt nên việc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ở món ăn này rất khó khăn. Quy trình sản xuất nem chua truyền thống tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tránh các món ăn chế biến từ thịt lợn chưa chín như nem chua, nem chạo, tiết canh…

Trong xúc xích có nitrit được sử dụng như một chất bảo quản. Trong quá trình đun nấu, nitrit kết hợp với amin tự nhiên trong thịt, cá để hình thành hợp chất nitrosamin gây ung thư. Hợp chất này còn có thể gây ung thư khoang miệng, bàng quang, thực quản, dạ dày và não. Không phải tất cả các loại xúc xích trên thị trường đều chứa nitrit. Bởi theo một số phương pháp hiện tại, nitrit chủ yếu được sử dụng cho việc tạo mầu, cho quá trình bảo quản. Hiện nay, món xúc xích có mầu bảo quản đã dần bị khách hàng tẩy chay. Do vậy người mua cần xem kỹ thành phần của xúc xích, không mua sản phẩm có chứa nitrit.

Ðối với các chất bảo quản thì hàn the làm chậm quá trình phân hủy thực phẩm; khiến thịt, cá giữ được vẻ tươi lâu hơn và làm cho thực phẩm như bún, bánh phở, bánh cuốn, bánh đa, giò, chả và nhiều thức ăn khác trở nên giòn, dai. Hàn the mà các gia đình dùng cho sản xuất bánh phở, bún… cho vào thực phẩm là hàn the công nghiệp, có nhiều tác hại tới sức khỏe con người. Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người sử dụng. Khi vào cơ thể hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây bệnh mãn tính. Nếu sử dụng nhiều, nó gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, gây ban đỏ dẫn đến da bị tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Hiện nay, hàn the được cấm sử dụng tại Việt Nam và nhiều nước khác.

Ðường hóa học hay còn gọi là chất ngọt tổng hợp, là những chất không có trong tự nhiên, hoàn toàn tổng hợp bằng công nghệ hóa học, được sử dụng để tạo vị ngọt khi chế biến cho thêm vào thực phẩm. Người ăn kiêng, có bệnh lý, cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc và chỉ sử dụng các loại đường được phép trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý, nhiều loại thực phẩm, đồ uống sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo vẫn chứa mức năng lượng cao do thành phần carbohydrate vốn có trong loại thực phẩm đó, khiến đường huyết tăng cao.

Đểhạn chế việc học sinh sử dụng đồ ăn vặt, các gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết. Các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để con em mình sử dụng đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, bày bán trước cổng trường. Thay vào đó, chuẩn bị bữa sáng cho con ở nhà, chọn những loại thực phẩm có nhãn mác, được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu rõ ràng. Về phía nhà trường, cần có công tác quản lý học sinh, tuyên truyền để giúp các em tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Các bậc phụ huynh nên quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn con em chọn mua những sản phẩm chất lượng, tránh xa các loại bánh kẹo, thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh. Mỗi người nên nói "không" với hàng rong không được che đậy, quán vỉa hè ẩm thấp, bụi bặm, gần cống rãnh, thiếu nước sạch.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 10 tháng 9 năm 2022

Bài tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm tết Trung thu 2022

Tết Trung thu đang đến gần,vì vậy nhu cầu tiêu dùng với các sản phẩm bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn từ các nguyên nhân sau:

1. Do sản xuất các loại bánh nướng, bánh dẻo đem lại lợi nhuận rất cao, nên năm nào vào dịp này cũng xuất hiện hàng loạt các cơ sở chế biến, sản xuất. Bên cạnh các cơ sở có đăng ký đầy đủ thủ tục an toàn thực phẩm đảm bảo được quy trình sản xuất an toàn cho các loại bánh; còn có những cơ sở nhỏ, thủ công không đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kinh doanh online với danh nghĩa bánh nhà làm) đã cố ý hoặc vô ý sử dụng các loại phẩm màu, chất bảo quản độc hại, nguyên liệu không đảm bảo, cơ sở chật hẹp, nhân viên không được kiểm tra sức khỏe, nặn bánh trực tiếp bằng tay chưa rửa sạch, sử dụng các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế gây độc hại cho người ăn.

2. Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thường có trứng, thịt, hoa quả, xúc xích, lạp xưởng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Tuy các loại bánh trung thu không đảm bảo an toàn ăn vào không gây ngộ độc cấp, nhưng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan nội tạng như gan, thận. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo đến tất cả người tiêu dùng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để mọi người cùng đón một cái Tết Trung thu an lành và đầm ấm thì nên:

Thứ nhất: Nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ham rẻ mà mua những sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ.

Thứ hai: Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.

Thứ 3: Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, theo đúng quy định ghi trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

Thứ 4: Rửa tay sạch trước khi cắt, trước khi ăn bánh. Dụng cụ cắt bánh phải sạch sẽ. Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm. Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chữa trị kịp thời và giữ lại mẫu thức ăn nếu đang còn lại.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người hãy trở thành người tiêu dùng thông thái: biết cách chọn mua và sử dụng bánh trung thu đảm bảo an toàn.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 15 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

BẾP ĂN TRONG TRƯỜNG HỌC

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn phường!

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của những đứa trẻ. Lứa tuổi mẫu giáo là quá nhỏ nên gần như hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ….

Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên trực tiếp dạy, chăm sóc trẻ thì bếp ăn với số lượng học sinh đông mà đối tượng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cần được hết sức chú trọng. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hhiện của các trường mầm non trong cả nước. Chi cục VSATTP, phòng y tế của huện sẽ kiểm tra thường xuyên về việc đảm bảo ATVSTP. Khi cơ sở đạt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm mới được cấp giấy chứng nhận: Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bếp ăn trong trường mầm non.

Nhà trường được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo các quy định điều kiện đảm bảo VSATTP bếp ăn tập thể

* Vệ sinh đối với cơ sở:

- Vị trí phải đảm bảo vệ sinh môi trường, cách ly với nguồn ô nhiễm.

- Bếp ăn phải đượcthiết kế theo nguyên tắc bếp một chiều, sử dụng vật liệu dễ làm sạch.

- Giữ vệ sinh khu vực phục vụ ăn uống, chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Xử lý rác thải tốt, cống rãnh phải thường xuyên được khơi thông.

- Có đủ nước sạch, có xà phòng cho nhân viên rửa tay, dụng cụ chứa nước phải đảm bảo vệ sinh.

* Vệ sinh cá nhân và kiến thức vệ sinh thực phẩm

- Giữ vệ sinh cá nhân và khu vực làm việc.

- Sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay khi tham gia chế biến, phục vụ ăn uống.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong mọi trường hợp gây bẩn tay, sau khi sử dụng nguyên liệu tươi sống, trước khi chia ăn.

- Không dùng tay lấy thức ăn, không làm các việc khác khi đang chia thức ăn.

- Tham gia lớp tập huấn VSATTP, khám sức khỏe định kỳ.

* Vệ sinh dụng cụ:

- Dụng cụ ăn uống không được sứt mẻ, phải đảm bảo khô sạch và được rửa ngay sau khi sử dụng.

- Giá để dụng cụ ăn uống phải đảm bảo sạch, nên làm bằng vật liệu không thấm nước và dễ làm sạch.

- Trang bị dụng cụ lấy thức ăn như muôi, thìa, kẹp gắp đầy đủ, có thớt thái thịt chín, sống riêng.

- Không để các hóa chất, dung môi độc hại hoặc chai lọ đã đựng hóa chất trong khu vực bếp ăn đề phòng bị nhiễm bẩn.

* Vệ sinh trong chế biến và bảo quản:

- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nếu có nghi ngờ phải gửi mẫu kiểm tra tại phòng thí nghiệm có đủ năng lực.

- Không sử dụng chất phụ gia nằm ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế

- Khuyến khích các bếp ăn sử dụng nguồn cung cấp theo hợp đồng ký kết với các cơ sở đảm bảo VSATTP.

- Thực hiện chế biến và bảo quản thực phẩm, thức ăn hợp vệ sinh.

- Đề phòng mọi sự lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống và thức ăn đã chế biến.

* Hồ sơ ghi chép và theo dõi:

- Các thực phẩm mua vào có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng.

- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với từng địa phương, với từng mùa và tình hình kinh tế của người dân.

- Lưu mẫu thức ăn đã chế biến 24h.

▪ Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, mẫu lưu thức ăn và thức ăn còn thừa phải đưa đến phòng thí nghiệm tỉnh hoặc trung ương để kiểm tra tìm nguyên nhân.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 26 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Sử dụng rau củ quả tươi thế nào cho an toàn?

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

Rau củ quả tươi đóng vai trò quan trọng vì chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ... vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp phòng chống bệnh tật.

Tuy nhiên, sử dụng rau củ quả tươi như thế nào cho đúng cách trong chế biến vẫn là điều mà nhiều người còn băn khoăn.

Giá trị dinh dưỡng từ rau củ quả tươi.

Rau quan trọng ở chỗ cung cấp chất xơ. Mặc dù chất xơ này không tiêu hóa hoặc hấp thu được nhưng làm có tác dụng làm tăng nhu động ruột, chống táo bón. Đây là điều rất quan trọng trong việc tránh hấp thu chất có hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn thúc đẩy sự hấp thu của cơ thể đối với 3 nhóm thức ăn là đạm, béo, đường.

Bên cạnh đó, rau củ quả còn chứa các loại vitamin và chất khoáng rất cần cho sự phát triển của trẻ em, góp phần phòng chống các bệnh nhiễm trùng, tim mạch và ức chế sự phát triển khối u ác tính. Chính vì vậy, theo nghiên cứu, mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể 400g rau củ quả. Muốn rau còn đầy đủ các chất, tốt nhất nên ăn sống. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trong bữa ăn ít nhất có một loại còn sống như dưa leo, cà chua... và nên ăn 2-3 loại trong một bữa ăn.

Mẹo xử lý rau củ quả đảm bảo dinh dưỡng

Rửa rau: Rau củ quả tươi là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, cũng như tiềm ẩn nguy cơ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Cách đơn giản và bảo đảm vệ sinh an toàn nhất là rửa rau dưới vòi nước sạch và chảy mạnh.

Với loại rau xanh có lá to: bạn hãy cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội.

Với các loại rau có lá nhỏ: phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần. Sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.

Quả tươi: thì sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, dùng khăn giấy sạch để lau khô nhằm loại bỏ vi khuẩn còn lại, trước khi ăn nên gọt vỏ.
Chế biến: Không "tích trữ" rau trong tủ lạnh quá lâu. Không ít người có thói quen 1 tuần đi chợ 1 lần, thức ăn sẽ được để trong tủ lạnh ăn dần. Cách làm này vừa thuận tiện lại tiết kiệm thời gian nhưng bạn có biết: cứ sau 1 ngày, rau xanh mất đi 1 lượng lớn chất dinh dưỡng.

Xào rau nhỏ lửa tuy làm cho rau không có màu xanh bắt mắt nhưng nấu xào ở ở nhiệt độ cao thì các loại vitamin C, B1 sẽ rất dễ hòa tan và bay hơi hết. Vì vậy khi chế biến các món rau xào nên vặn nhỏ lửa, thêm chút dấm để giữ lại lượng vitamin. Có 1 số loại rau dùng tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà chua, v.v...
Hãy ăn ngay sau khi vừa chế biến: Chỉ gắp rau ra khỏi xoong chảo khi đến giờ ăn để giữ nóng nhưng như vậy thì công sức bạn bỏ ra cho món ăn đó cũng gần như vô nghĩa, vì hầu hết các chất dinh dưỡng trong rau đã tan hết. Cách tốt nhất là hãy thưởng thức ngay sau khi vừa chế biến xong, vừa giúp bạn cảm nhận được hương vị ngon nhất lại có lợi cho cơ thể.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 16 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG NGỘ ĐỘC TIẾT CANH, MÓN TÁI SỐNG

Tiết canh

Thường dùng là tiết gia súc, gia cầm. Tiết tươi sống chứa nhiều vi khuẩn, virut, trứng và ấu trùng giun sán; nó còn là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển.

Ăn tiết canh có thể bị sán não.

Khi ăn tiết canh, bạn có nguy cơ mắc các bệnh rất nguy hiểm, như nhiễm liên cầu lợn (Streptococus suis). Liên cầu lợn gây bệnh viêm màng não mủ, nếu chữa khỏi thì di chứng là giảm thính lực và điếc không hồi phục. Nhiễm khuẩn máu tỷ lệ tử vong 7-10%.

Nhiễm virut dại (Rabies virus) khi ăn tiết canh chó, nếu mắc bệnh dại nạn nhân đã lên cơn dại thì không thể cứu chữa.

Nhiễm virut cúm gia cầm (A/H5N1, H5N6, H7N9…) khi ăn tiết canh vịt, tùy theo độc lực của virut và sức đề kháng của cơ thể thực khách mà sinh bệnh nặng hay nhẹ.

Nhiễm sán não, sán dây và bệnh lợn gạo. Nhiễm ấu trùng giun xoắn khi ăn tiết canh lợn.

Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, dư lượng thuốc trừ sâu có trong rau thơm ăn sống (rau thơm của quán ăn thì phần lớn chỉ rửa qua cho sạch đất còn trứng giun sán, vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn và thuốc trừ sâu vẫn tồn tại).

Không nên ăn tiết canh sống mà nên ăn tiết canh nấu chín. Tiết nấu chín đã diệt hết vi khuẩn, virut, ký sinh trùng lại là thực phẩm rất tốt và bổ dưỡng. Bởi tiết bổ sung cho cơ thể chất sắt dạng “hem”, albumin và các protein (trong thức ăn thì sắt dạng hem ở động vật có khả năng hấp thụ cao hơn sắt có trong thực vật).

Rau sống

Các loại rau ăn sống như rau diếp, xà lách, rau mùi, rau húng, vv .. nếu được trồng theo tiêu chuẩn sản xuất rau sạch (GAP) mới thu hoạch và rửa sạch trước khi ăn là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người do có nhiều sinh tố C, B, các carotenoid; nhiều chất chống lão hóa, chống ung thư như flavonoid, polyphenol. Tinh dầu và các chất khoáng, chất xơ.

Rau sống cần phải được rửa và ngâm kỹ trước khi ăn.

Nhưng ở nước ta hiện nay các cơ sở sản xuất rau sạch còn quá ít. Rau bán ở chợ và trong các quán ăn đường phố phần lớn là không an toàn vệ sinh thực phẩm: nhiều dư lượng thuốc trừ sâu, nhiễm trứng và ấu trùng giun, sán, vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn; các chất độc trong đất và nước như dioxin, chì, thủy ngân, asen…

Gỏi cá

Nguyên liệu chính của món gỏi cá là thịt cá sống.Tất các các loài cá sống trong tự nhiên đều nhiễm ký sinh trùng gây bệnh cho người.Nếu môi trường sống của cá có chất thải công nghiệp, chất độc chiến tranh thì cá nhiễm thêm hóa chất độc hại. Có chất thải sinh hoạt thì cá nhiễm thêm vi khuẩn, virut gây bệnh.

Ở Việt Nam gỏi cá chế từ nhiều loại cá: cá nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Gỏi cá là món khoái khẩu của nhiều người, nhiều địa phương. Tuy nhiên khi ăn gỏi cá, bạn phải đối diện với các nguy cơ: Nhiễm các loại ký sinh trùng như: Giun Anisakis, giun đầu gai (ấu trùng của nó xuyên qua ruột rồi đi khắp cơ thể: ở gan, vào mắt, trong não, trong tủy sống, ở phổi, có thể gây chết người). Sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn, sán lá ruột, sán dây ký sinh ở ruột non. Nhiễm chất độc trong nước thải công nghiệp như Methyl thủy ngân. Nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn có trong nước bẩn nuôi cá.

Nem chua

Nguyên liệu là thịt lợn nạc sống xay (giã) nhuyễn, trộn với bì lợn lạng mỏng thái chỉ và thính (gạo rang thơm giã nhỏ) cùng với các phụ gia khác rồi chia từng nắm nhỏ để gói bằng lá sung, lá vông nem, ngoài bọc nhiều lớp lá chuối tươi; để 3-5 ngày sẽ thành nem chua. Do sử dụng thịt lợn sống nên nem chua có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, trứng hoặc ấu trùng sán dải lợn (lợn gạo) gây bệnh cho người ăn.

Nem chạo

Còn gọi là nem thính; là nem chế biến xong thì bày ra đĩa để ăn ngay. Mỗi địa phương có nhiều món nem chạo khác nhau, sử dụng nguyên liệu khác nhau có thứ làm chín, có thứ chỉ làm tái thịt (nhúng qua nước sôi). Có thứ chế biến xong vẫn là thịt ăn sống.

Người ăn nem chạo muốn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phải chọn thứ chế biến bằng nguyên liệu đã làm chín và rau sống ăn kèm phải là rau sạch, nếu không sẽ dễ nhiễm các bệnh như: liên cầu lợn, tả, lỵ, thương hàn, sán dây, sán lá.

Các món tái

Thịt bò bê bán ở chợ và các quán ăn đường phố vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm sán dây bò (Taenia saginata) còn gọi là sán xơ mít, cho người ăn các món tái bò, tái bê, đặc biệt món bít tết là dễ bị nhiễm sán vì là miếng thịt to hình khối, không thái mỏng như món tái.

Lẩu

Lẩu là món ăn được chế biến bằng cách cho thực phẩm như thịt, tôm, cá, rau, mì..tươi sống hoặc đã chín vào nồi “nước dùng” đang sôi. Phần lớn nguyên liệu dùng chế lẩu là thực phẩm tươi sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm giun sán, tả lỵ, thương hàn... nên dễ gây bệnh cho người ăn.

Ăn thịt lợn, cẩn thận mắc bệnh chết người Lượng thịt lợn tiêu thụ trong những ngày Tết tăng cao, vì vậy cần tránh ăn nhầm thực phẩm bẩn.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 26 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM - VÌ SỨC KHỎE CỦA CỘNG ĐỒNG

Thưa toàn thể nhân dân trên địa bàn xã!

Hiện nay do thời tiết vào thu đông, khí hậu nồm ẩm thay đổi liên tục trong ngày là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus và các loại côn trùng gây bệnh phát triển. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chú trọng nhất là thời điểm hiện nay dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đang tăng nhanh về số lượng và địa giới hành chính, nguy cơ lây bệnh từ gia súc nhiễm bệnh sang người qua việc sử dụng chế phẩm từ thịt trâu, bò vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra thực phẩm được bán ở khu vực không đảm bảo vệ sinh nhất là gần cống rảnh, vỉa hè; bán thực phẩm tươi sống gần với gia cầm sống; khu vực không đảm bảo vệ sinh môi trường khác dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao, đây là nguyên nhân gây bệnh và nguy cơ tử vong vì sử dụng nguồn thực phẩm không an toàn.

Các nguyên tắc dự phòng bệnh truyền qua thực phẩm, ngộ độc thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được bệnh truyền qua thực phẩm; ngộ độc thực phẩm. UBND xã Tân Trường đưa ra các khuyến cáo sau.

+ Người tiêu dùng cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi được bán ở những gian hàng sạch sẽ bảo quản cẩn thận và riêng biệt giữa thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến chín; thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.

+ Khi chế biến thực phẩm cần bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong chế biến thực phẩm; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện "ăn chín, uống sôi".

+ Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt lợi và hại của chiếc tủ lạnh. Lưu ý, tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Vì thế nếu dự trữ quá nhiều thực phẩm, không khí lạnh không lưu thông được sẽ làm thực phẩm nhanh hỏng hơn.

+ Ngoài ra, người tiêu dùng cần sơ chế thực phẩm trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Không để thực phẩm chín chung với thực phẩm sống vì dễ bị lây nhiễm chéo... làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm.

Như vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong bảo vệ an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 28 tháng 9 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách bảo quản thực phẩm an toàn

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc.

Biết cách bảo quản thực phẩm an toàn là rất cần thiết. Bởi điều này không chỉ đem đến cho gia đình bạn những món ăn thơm ngoan mà còn giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Hiểu được điều này, chúng tôi xin mách bạn những mẹo bảo quản thức ăn vừa đơn giản, dễ nhớ mà lại giữ thực phẩm tươi lâu và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

1. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín

Công việc bận rộn, không còn nhiều thời gian để chế biến, nấu ăn mỗi ngày, vì thế các gia đình thường nấu sẵn thức ăn rồi trữ trong tủ lạnh để dùng dần, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các bữa ăn. Thế nhưng, việc này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn mà còn gây mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm nếu lưu trữ quá thời gian quy định.

Thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín, hộp thủy tinh đậy kín nắp là tốt nhất, để tránh ô nhiễm chéo từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, cũng như không ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn. Nếu muốn trữ từ 3-4 ngày thì nên bảo quản vào ngăn đá. Và tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thức ăn chín sau 4 ngày, để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia đình.

Thêm 1 lưu ý nhỏ khi bảo quản thức ăn chín là phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, để tránh việc thức ăn nóng bị làm lạnh đột ngột, làm biến đổi các vi chất dinh dưỡng.

Không nên trữ cơm nguội trong tủ lạnh, vì chúng sẽ làm mất các vitamin nhóm B và sản sinh các loại vi khuẩn gây hại cho bao tử nếu dùng thường xuyên cơm nguội để trong tủ lạnh.

2. Cách bảo quản thực phẩm tươi an toàn

Mặc dù việc trữ đông làm ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, nhưng không giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng nếu bảo quản trong thời gian quá dài. Thực phẩm để trong tủ lạnh càng lâu thì càng giảm hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí làm biến chất, sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Hơn thế nữa, thực phẩm còn phải trải qua quá trình rã đông sau khi được lấy ra khỏi ngăn lạnh, thì cũng làm hao hụt đi 1/3 hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Vì thế, với những cách bảo quản thực phẩm an toàn sau đây, sẽ giúp bảo toàn các vi chất cho bữa ăn thêm ngon miệng và chất lượng:

- Thịt, cá sống, sữa đã mở nắp,… là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, vì thế nên cho vào túi hay hộp kín, để ở ngăn đồ tươi sống riêng biệt và nếu để trong ngăn mát thì nên lên kế hoạch dùng hết trong vòng 3-4 ngày và 1 tuần với ngăn đông. Ngoài ra, nếu thịt cá đã rã đông thì nên dùng hết 1 lần, bởi nếu cho thịt vào đông lạnh lần nữa thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên gấp 2 lần.

- Đối với rau củ quả tươi, ngoài việc không rửa rau cũng nên lưu ý lựa chọn các loại túi zip đựng trái cây, rau quả chuyên dụng, thường có các lỗ khí giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm cho thực phẩm, giúp chúng luôn tươi ngon nhất.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viện

Phê duyệt UBND XÃ

Phó Chủ Tịch

Nguyễn Anh Tuấn

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

An toàn thực phẩm

Chợ Trường Lâm đảm bảo các nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm được bầy bán tại chợ.
Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tròn bếp ăn tập thể tại Trường Mầm Non Trường Lâm.
Xã Trường Lâm tổ chức tuyên truyền vệ sinh ATTP đối với các thực phẩm bày bán bên ngoài đường phố tại trưởng Tiểu học Trường Lâm.
Các chủ đề hướng dẫn xử lí an toàn thực phẩm trong gia đình.
Bài tuyên truyền về đảm đảo vệ sinh an toàn thực phẩm sức khỏe của người dân trong tháng 11/
Các chủ đề nóng trong công tác an toàn vệ sinh tháng cao điểm , tháng 8 trên địa bàn xã Trường Lâm
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 7 năm 2022
Các bài tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 12/2022 của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
Hội nghị tuyên truyền an toàn về sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Trường Lâm mở hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm mùa hè.
Xã Trường Lâm mở Hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tháng 5/2022

An toàn thực phẩm

Xem thêm 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHCC