Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
45342

Hội nghị tuyên truyền an toàn về sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng của BCĐ ATTP xã Trường Lâm

Ngày 11/12/2022 09:01:51

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 02 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH, NƯỚC HỢP VỆ SINH ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO CON NGƯỜI

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá là nguồn sống thiết yếu của con người và đông đảo những loài sinh vật trên trái đất. Hiện nay môi trường nước đang bị ô nhiễm nguyên nhân chính do tác động của con người trong quá trình sinh hoạt đã thải chất sinh hoạt ảnh hưởng đến nguồn nước, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội các cụm công nghiệp, các trang trại, gia trại chăn nuôi chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước.

Như vậy việc bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này. Vì vậy ngay bây giờ mỗi chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường:

Giữ sạchnguồnnước: Nâng Giữ sạchnguồnnước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ cao ý thức cộng đồng để giữ sạchnguồnnướcbằngcách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vàonguồnnước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lạinguồnnước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Xử lý phân gia súc ,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh,chuồng trại cách xanguồnnước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Thực hiện phân loại rác tại nguồn,

Xử lý nước thải: Xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống mương thoát nước thải chung, đồng ruộng hoặc sông rạch. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra môi trường

Thường xuyên tham giachấp hànhdọn vệ sinh môi trường tại khu dân cư phát động.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 05 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm

( Trích đọc từ nghị định 115/2018)

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn!

Ngày 04/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CPngày 14/11/2013 của Chính phủ.

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP đã khắc phục được cơ bản cácvướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế, bổ sung một số hành vi còn thiếu, không cụ thể, tăngmức xử phạt vi phạm hành chính so với Nghị định 178/2013/NĐ-CP; quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo;Nghị địnhquyđịnh nhiềuhành vi vi phạm bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn...Đây được xem là những quy định cần thiết nhằm siết chặt hơn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

Cụ thể: Nghị định115/2018/NĐ-CPbổ sung và nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm về điều kiện cơ sở, kiến thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; ví dụ như kinh doanh dịch vụ ăn uống:Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang, không cắt ngắn móng tay, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay; phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi cống rãnh thoát nước thải trong khu vực chế biến bị ứ động, không che kín hoặc dụng cụ thu gom rác không có nắp đậy;phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống; đối với chủ cơ sở có hành vi chế biến thực phẩm không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm, nghị định quy định xử phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp gây ngộ độc từ 01 đến 04 người; xử phạt 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng trong trường hợp gây ngộ độc từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng...

Nghị định cũng quy định rõ hành vi viphạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmcủa các loại hình khác nhau, ứng với mứctiền phạt khác nhau và mức tiền phạt từ 20 đến 60 triệu đồng; cao hơn nhiều so với quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.

Một điểm mới đáng chú ý trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định tự công bố sản phẩm với các trường hợp: Không có bản tự công bố, bản tự công bố sản phẩm không đúng quy định theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP:Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính lên tới 50 triệu đồng đối với cơ sở vi phạm và thực hiện cáchình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả:Ví dụ: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng và buộcthu hồi sản phẩm thực phẩm vi phạm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái thế hoặc tiêu hủy sản phẩmđối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;

Tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; ngoài ra phải buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP cũng quy định về công tác hậu kiểm nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; qua đó, giúp các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát tốt hơn về các điều kiện trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.

(Nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm )

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 08 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt... hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

Vì vậy người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

* Khuyến cáo thực hiện:10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm tươi an toàn.Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kĩ trước khi ăn.Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.

3. Ăn ngay sau khi nấu.hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kĩ.Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn.Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm tươi sống).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.Nếu tay có vết thương phải băng kĩ và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn, bếp luôn khô ráo sạch sẽ.Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải giặt sạch sẽ.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


BÀI TUYÊN TRUYỀN

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.
4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.
6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

UBND TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 15 tháng 6 năm 2022

49db45ce7847a119f856.jpg

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH LỰA CHỌN THỊT LỢN TƯƠI NGON - AN TOÀN CHO SỨC KHỎE

Thịt lợn là một trong những nguyên liệu thông dụng trong bữa ăn hàng ngày để chế biến thành rất nhiều món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi dịch tả heo Châu Phi đang hoành hành, cơ quan chức năng đang triển khai triệt để các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ thì vẫn có một số lượng không nhỏ các loại thịt lợn kém chất lượng đã bị trà trộn vào trong quá trình mua bán. Bài viết này cung cấp đến người tiêu dùng những đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn và chế biến thịt lợn...

Tốt nhất, người tiêu dùng hãy chọn mua thịt lợn tại những cửa hàng uy tín, siệu thị, những cơ sở kinh doanh có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước vàcần lưu ý những đặc điểm sau:

Màu sắc và mùi của thịt lợn

Thịt tươi có lớp màng khô, có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se lại, sạch, không dính lông và các tạp chất lạ. Mặt cắt miếng thịt có màu hồng sáng, mềm mại. Phần mỡ có màu sáng, chắc, có mùi vị bình thường. Phần khớp xương láng và trong. Tủy xương bám chặt vào thành ống và trong suốt.

Ngược lại, thịt lợn kém tươi, ôi có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng, sờ vào miếng thịt thấy nhớt (nhớt ít hoặc nhiều tùy mức độ kém tươi của thịt). Phần mỡ tối màu, độ rắn giảm sút và mùi vị ôi; khớp xương có nhiều nhớt, xuất hiện dịch đục; phần tủy bị tróc ra khỏi thành ống hoặc có dấu hiệu tróc ra, màu sắc tối hoặc nâu.

Trường hợp miếng thịt có màu đỏ sậm ngả sang đen, bóng loáng thì đó là heo nuôi bằng chất tạo nạc. Loại thịt này ăn sẽ thấy khô, xơ, không có vị béo.

Khi thấy miếng thịt có màu đỏ khác thường, có thể dính tay hoặc dính các vật liệu bao gói, chứa đựng, lem màu qua môi trường tiếp xúc, khi rửa, thấy chuyển màu nhợt nhạt và có mùi tanh chứng tỏ thịt đã bị thoa phẩm màu pha với tiết heo để nhìn đẹp mắt và tươi ngon.

Kết cấu phần da, mỡ, thịt lợn

Lớp mỡ của heo nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm. Do đó, nên cẩn thận với loại thịt lợn có lớp mỡ dưới da mỏng, không bám chắc và có độ dày chưa đến 1cm.

Khi mua thịt, cần lưu ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì đó là heo nuôi bằng chất tạo nạc.

Trường hợp miếng thịt bị bầm tím, có mùi hôi, cắt sâu vào có máu cho thấy heo đã chết trước khi chọc tiết nên máu còn tụ lại trong cơ thể.

Nhìn bên ngoài thấy thớ thịt săn, bề mặt khô, không dính,… nhưng cắt sâu vào bên trong thấy nhũn, rỉ dịch và có mùi thì đó là thịt bị tẩm hàn the.

Độ đàn hồi của thịt lợn

Độ đàn hồi là một trong những dấu hiệu quan trọng cần biết khi mua thịt lợn. Thịt lợn tươi có độ rắn chắc, đàn hồi cao. Khi ta dùng ngón tay ấn vào thịt rồi buông ra, thịt không để lại vết lõm và không bị dính. Ngược lại là thịt kém tươi hoặc đã ôi.

Trường hợp thớ thịt nhão và da dày thì đó là heo nái. Còn thớ thịt nhão và lớp mỡ vàng cho thấy heo bị bệnh.

Độ đàn hồi là một trong những dấu hiệu quan trọngcần kiểm tra khi mua thịt lợn

Khi đã chọn được nguồn nguyên liệu thịt lợn an toàn rồi thì khâu sơ chế, chế biến cũng góp phần quan trọng trong việc đem đến một bữa ăn đảm bảo hợp vệ sinh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Các món ăn thơm ngon chế biến từ thịt lợn giàu protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Nhiều người tiêu dùng có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại, càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.

Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn. Khi chế biến các món ăn, lưu ý không chiên hoặc nướng quá lửa cũng tạo ra các hợp chất không tốt cho sức khoẻ.

Ngoài ra khuyến cáo với người tiêu dùng nên từ bỏ thói quen ăn thịt tái, nội tạng và tiết canh đồng thời thực hiện tuyệt đối phương châm“Ăn chín, uống sôi”để đảm bảo sức khoẻ, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường thực phẩm.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn

8e0c4c3271bba8e5f1aa (1).jpg

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 20 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách chọn rau củ quả sạch tươi ngon, không 'ngậm độc'

Lựa chọn rau củ sạch khi đi chợ luôn là nỗi băn khoăn của chị em. Nếu không biết cách chọn rau, củ, quả tươi ngon thì có thể sẽ mang bệnh vào người vì chọn nhầm những loại chuyên 'ngậm độc'.

Bên cạnh chuyện ăn ngon, việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình cũng rất quan trọng. Một món ăn ngon trước hết cần nguồn thực phẩm tươi ngon, sau đó mới đến cách chế biến.

Để mua được thực phẩm sạch tươi ngon, ngoài việc nên mua ở những nơi đáng tin cậy, có dấu kiểm dịch thì mỗi người cũng phải có kiến thức, kinh nghiệm. Bạn hãy bỏ túi những mẹo lựa chọn rau củ, quả tươi ngon sau đây.

1. Chọn rau củ tươi dựa vào hình dáng bên ngoài

Rau quả tươi thường còn lành lặn, nguyên vẹn, không bị trầy xước hay nát, phần cuống không bị thâm nhũn. Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp... thường an toàn hơn các loại rau ăn lá.

Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.

Nên tránh những quả có vẻ ngoài phổng phao, mập mạp. Vì đó có thể là đã bị tiêm thuốc. Đồng thời, không nên chọn những trái hoặc củ quá lớn, da căng và có vết nứt dọc theo thân. Chỉ nên chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ.

2. Dựa vào màu sắc để chọn rau củ quả tươi

Rau củ và quả tươi có màu sắc tự nhiên, không bị héo úa. Không có bất kì màu sắc bất thường nào. Bạn nên chú ý các loại củ quả màu xanh hoặc có màu sắc khá thất thường.

Với rau ăn lá: không nên chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt, cây rau nhìn bình thường.

Với trái và củ: không nên chọn củ quá xanh bóng hoặc màu sắc nhìn quá mướt.

3. Rau củ quả không dính chất lạ

Hiện nay, rất nhiều thương lái vì lợi ích mà sử dụng hóa chất vào các loại rau, củ quả. Vì lí do đó mà rất nhiều rau củ thường dính các chất bảo quản thực vật trên lá, cuống lá, cuống quả hoặc núm quả… Đồng thời, xuất hiện các vết lấm tấm hoặc vết trắng, vết lạ ở rau hoặc củ. Nếu gặp những loại này bạn không nên chọn mua chúng.

4. Dùng tay sờ nắm để cảm nhận rau củ quả tươi

Lấy tay cầm và sờ vào rau củ quả, nếu có cảm giác nặng tay, giòn chắc thì đó chính là thực phẩm tươi sạch.

Còn nếu cầm lên mà thấy nhẹ tay thì những thực phẩm đó đã có phun thuốc trừ sâu hoặc hóa chất ở trong đó.

5. Chọn rau củ quả tươi bằng mùi hương

Thông thường, rau củ quả tươi sẽ có mùi đặc trưng của từng loại. Còn khi ngửi mà nhận thấy chúng có mùi lạ, mùi hắc hắc, mùi thuốc sâu hay hóa chất thì đó là rau củ quả không tươi ngon, cũng có thể là đã cũ và được người bán nhúng qua hóa chất để nhìn được tươi ngon hơn.

Để chọn rau củ quả tươi cần lưu ý 4 'không':

- Không nên mua rau củ quả trái mùa vụ. Vì nếu mua trái mùa, rau củ sẽ không phát triển tốt, dễ bị sâu và người trồng sẽ dùng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích để rau củ quả được chín nhanh và đẹp mắt.

- Không nên chọn mua rau củ quả đã được gọt, thái sẵn và ngâm nước ngoài chợ. Vì rất có thể đó những loại rau củ đã hư hoặc đã lâu, người bán muốn tận dụng những phần còn dùng được để bán.

- Không lựa chọn rau củ quả quá bất thường về mùi vị, màu sắc và những nơi đã có người bị ngộ độc.

- Không nên quá tin tưởng vào vẻ bề ngoài của rau củ quả. Vì đôi khi người bán dùng nó để đánh lừa chúng ta.

Bí quyết chọn một số loại rau củ quả cụ thể:

1. Giá đỗ: Bạn nên chọn những cọng giá cao khoảng 6cm, không quá to và thô, không xuất hiện mùi lạ, có màu trắng ngà ngà, có nhiều rễ.

2. Rau muống: Tránh chọn những bó rau có ngọn non, vươn dài mơn mỡn, có thân hình to hơn bình thường, lá có màu xanh đen. Vì chúng thường đã bị phun thuốc kích thích tăng trưởng. Nên chọn những bó rau có ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng, khi ngắt sẽ có mủ của rau muống chảy ra.

3. Khoai môn:Chọn khoai môn có kích thước vừa, khoai còn mới, bên trong trắng đục, vân tím thì khoai sẽ ngon, nhiều bột.

4. Đu đủ: Nên chọn quả già mới chuyển màu vàng hườm, có độ cứng.

5. Xà lách, rau diếp tươi:lá xanh non và còn cứng; khi trộn salad sẽ giữ được độ giòn.

6. Mướp đắng: Bên chọn quả to, gai nở thì quả sẽ giòn, ít bị đắng.

7. Su hào: Cọn su hào 'bánh xe' tức là phần cuống lá hơi lõm xuống, củ còn xanh tươi là su hào ngon.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 25 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang là một vấn đề hết sức nhức nhối của toàn xã hội. Sau đây là một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

I. Một số khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bao gồm cả đồ uống , nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm.

2. Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều điện và biện phạm cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình sản xuất.

3. An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị ăn theo đúng mục đích sử dụng.

4. Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả những điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

II. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, chế biến thực phẩm sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai …Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản suất thức ăn, đồ uống giả không đảm bảo chất lượng, không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm.

III. Tầm quan trong của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe và bệnh tật

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phất triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Về lâu dài thực phẩm không có những tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài tới nòi giống dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạc dễ nhận thấy, nhưng vấn để nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ sau.

IV. Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm

Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực:

- Thực phẩm có nguồn gốc gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Các loại rau, quả được bón nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian các ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

Do quá trình chế biến không đúng:

- Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau quả không đúng theo quy định.

- Dùng chất phụ gia không đúng theo quy định của Bộ Y Tế để chế biến thực phẩm.

Do quá trình bảo quản không đúng:

- Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh… bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.

- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

V. Hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không dập nát, không có mùi lạ.

Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

Không sử dụng các loại thực phẩm lại không rõ nguồn gốc.

Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y Tế cho phép.

2. Giữ gìn nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia xúc, rác thải gây ô nhiểm môi trường.

Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín sống phải để riêng.

Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen rỉ và khó rửa.

Tuyệt đối không dùng bao bì từng chứa đựng các chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật… để dựng thực phẩm.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kĩ

Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3,4 lần.

Các loại thực phẩm đông lạnh phải để tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu.

Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi, thịt bò tái…

5. Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phất triển. Để đảm an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loaqij hoa quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cát ra.

6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

Không để thực phẩm sống với thức ăn chín.

Không để dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nống ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh <=10 độ C. Với trẻ mhor phải cho ăn ngay sau khi thức ăn nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

Đun thức ăn ở nhiệt độ đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng trước khi ăn.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

Không tiếp xúc với thực phẩm khi đâng bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốthay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

8. Sử đụng nước sạch trong ăn uống

Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lí để rửa sạch thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

Dụng cụ chứa nước phải sạch, có nắp đậy.

Dùng nước đun sôi trước khi uống.

9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

Đồ bao gói phải đảm bảo sạch giữ được tính hấp dẫn và mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột... và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quả, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 22 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG

PHÒNG DỊCH COVID-19

Tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn phòng dịch COVID-19 do Bộ y tế ban hành, đồng thời cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn để tổ chức bữa ăn an toàn, đủ chất dinh dưỡng.

Tại hộ gia đình

Khi mua thực phẩm ngoài chợ:

Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người bán, và với người mua khi giao tiếp hoặc xếp hàng.

Với thực phẩm sống: chọn thực phẩm tươi, ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với thực phẩm khô, chế biến sẵn: chọn thực phẩm không mọt, mốc, trong thời hạn sử dụng.

Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.

Trong điều kiện giãn cách xã hội, có thể cân nhắc mua các loại thực phẩm đồ khô, dễ bảo quản, đảm bảo dinh dưỡng.

Không tiếp xúc với vật nuôi lang thang, gia súc, gia cầm bị bệnh hay thịt vật nuôi bị ôi, hỏng, chất thải và nước thải trong chợ. Không sử dụng thịt động vật chết do bị bệnh vì đây có thể là những nguồn lây bệnh.

Khi bảo quản thực phẩm tại nhà:

+ Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, đảm bảo nhiệt độ ngăn lạnh, ngăn đông đá, bảo quản trong túi sạch chuyên dùng đựng thực phẩm (không bảo quản bằng túi nilong mua từ chợ), bảo quản trong thời gian thích hợp (nên ghi thời gian mua trên túi đựng thực phẩm).

+ Với thực phẩm đồ khô, đồ chế biến sẵn: cần sắp xếp gọn gàng, tránh ẩm, mốc, và chú ý hạn sử dụng.

+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh, tủ đựng thực phẩm.

Khi chế biến thực phẩm tại nhà:

+ Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.

+ Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.

+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.

+ Nấu chín kỹ các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt virus, vi khuẩn.

+ Vệ sinh sạch sẽ khu vực chế biến, bàn, bếp, chậu rửa, tủ lạnh… sau khi nấu ăn

Có thói quen ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh:

+ Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm.

+ Không nên sử dụng đũa, thìa, cá nhân gắp các món chung để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống.

Ngoài ra, cầncóthói quen sinh hoạtnhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh:

Không dùng chung đồ dùng cá nhân:không dùng chung khăn mặt, bàn chải răng, cốc uống nước. Giặt khăn thường xuyên, giữ khăn luôn khô, sạch, không treo khăn mặt và khăn tắm ướt trong nhà tắm.

Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật:nên chú ý đến tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, máy tính để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, máy tính cá nhân hay bất kỳ đồ vật nào có bề mặt tiếp xúc với tay, hãy lau sạch các vật dụng này thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

Với người làm việc trong khu chợ, cửa hàng bán thực phẩm tươi sống

Giữ khoảng cách với mọi người theo khuyến cáo.

Mang trang phục bảo hộ: quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang khi xử lý động vật và các sản phẩm động vật.

Thay trang phục bảo hộ sau khi làm việc, giặt hàng ngày và để trang phục bảo hộ tại nơi làm việc.

Tránh để các thành viên trong gia đình tiếp xúc với trang phục, ủng bẩn.

Không buôn bán động vật hoang dã.

Theo dõi, chăm sóc sức khỏe bản thân và khai báo y tế.

Một số lưu ý trong đảm bảo vệ sinh phòng dịch của các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống tập thể

Ngoài việc thực hiện thường quy các bước trong quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần một số lưu ý để phòng dịch như sau:

Đối với nhân viên làm việc tại Bếp

Thực hiện khai báo y tế theo quy định của đơn vị. Nếu nhân viên có vấn đề sức khỏe cần báo ngay với đơn vị chủ quản.

Rửa tay, thay trang phục trước khi vào Bếp và khi ra khỏi đơn vị. Đeo khẩu trang và đội mũ trong quá trình làm việc.

Giảm tối thiểu tiếp xúc gần giữa các nhân viên với nhau trong quá trình làm việc, trong sinh hoạt (ăn, nghỉ). Khi tới giờ ăn, cần chia suất riêng, ngồi cách xa, tránh ngồi ăn chung với nhau. Thực hiện lối sống vệ sinh, nâng cao tinh thần phòng chống dịch.

Quá trình sản xuất cung cấp suất ăn

Nhập thực phẩm: Người giao thực phẩm cần thực hiện khai báo y tế, tại bếp có khu vực nhập thực phẩm riêng biệt, giữ khoảng cách tiếp xúc > 2 m với người giao thực phẩm, đeo khẩu trang và mũ khi nhận thực phẩm.

Chia suất ăn:Nhân viên chia suất phải đội mũ, đeo khẩu trang và găng tay.

Giao suất ăn và thu dụng cụ ăn uống:

– Nhân viên giao suất ăn phải đội mũ, khẩu trang. Xe đựng suất ăn được vệ sinh bằng các dung dịch khử khuẩn ngay trước khi xếp các suất ăn vào xe.

– Tại địa điểm giao suất ăn: nhân viên giao suất ăn đặt xe tại khu vực an toàn theo quy định, sau đó đứng cách xa xe chia suất ăn 2 m. Người nhận lấy suất ăn tại xe đẩy để tránh tiếp xúc gần. Sau khi đã lấy suất ăn, người nhận rời khỏi vị trí đặt xe tối thiểu 2 m, người tiếp theo vào lấy suất ăn, quy trình tiếp tục cho đến khi xuất ăn được giao hết, nhân viên giao suất ăn đẩy xe về bếp.

Vệ sinh dụng cụ, bề mặt tại khu vực bếp

Thực hiện vệ sinh thường quy, tăng cường vệ sinh với khu vực chia suất ăn, bề mặt khu vực bếp, vệ sinh xe đẩy thực phẩm: trước khi xếp suất ăn vào, lau rửa và vệ sinh xe đẩy suất ăn sau khi phát xong.

Vệ sinh dụng cụ ăn uống (tại các cơ sở y tế, hoặc nơi có đối tượng nghi nhiễm)

– Đối với dụng cụ sử dụng 1 lần: đặt dụng cụ, thực phẩm thừa vào trong túi đựng chất thải lây nhiễm trong phòng cách ly. Nhân viên vệ sinh thu gom, xử lý chất thải này như chất thải y tế lây nhiễm.

– Đối với dụng cụ tái sử dụng: Thu gom dụng cụ tái sửa dụng vào thùng kín có dán nhãn dụng cụ ăn uống của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19. Thức ăn thừa cho vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

– Nhân viên nhà ăn lấy thùng chứa dụng cụ đã đậy kín, dán nhãn tại vị trí quy định, sau đó vận chuyển bằng xe có nắp kín về khu vực xử lý riêng, tuân thủ theo quy trình xử lý dụng cụ ăn uống theo Quyết định số 468/ QĐ – BYT ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn phòng và kiểm soát bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID–19) trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 20 tháng 6 năm 2022


BÀI TUYÊN TRUYỀN

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh đường tiêu hoá

Thực phẩm là tất cả mọi thứ đồ ăn, thức uống ở dạng chế biến hoặc không chế biến mà con người hàng ngày sử dụng để ăn, uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì sự sống. Nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn, thực phẩm chính là nguồn gốc gây bệnh. Đặc biệt dịch bệnh đường tiêu hoá xảy ra đó là bệnh tiêu chảy cấp là bệnh dịch nguy hiểm lây lan nhanh và dễ gây tử vong. Để phòng bệnh dịch lây lan chúng ta cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân mắc bệnh đường tiêu hóa thường do ăn, uống, phải thức ăn bị nhiễm những mầm bệnh sau vài giờ đến một tuần. Bệnh thường do vi khuẩn tả, Salmonela, Echrichiacoli, Lỵ trực khuẩn, do vi rút hoặc do nấm độc, ngộ độc hoá chất...Do đó bệnh có thể mắc hàng loạt nếu không được khống chế kịp thời, vì vậy mọi người cần thực hiện tốt nội dung sau để phòng bệnh đường tiêu hoá:

1. Đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm mầm bệnh, đặc biệt mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá biển, tiết canh, nem chua...

2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi đại, tiểu tiện bừa bãi, đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloraminB sau mỗi lần đi vệ sinh để khử khuẩn. Tránh tập trung ăn uống đông người như: Lễ hội, ma chay, cưới xin, cúng giỗ.Hạn chế người ra vào vùng có dịch.

3. Dùng nguồn nước sạch và bảo vệ nguồn nước.

Nguồn nước ăn uống phải đảm bảo chất lượng VSATTP. Khi có dịch bệnh tất cả nước uống đều được xử lý bằng hoá chất CloraminB theo đúng quy định. Cấm đổ rác thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao hồ, sông, giếng, cấm vứt xác súc vật chết và rác xuống ao hồ, sông suối.

4. Khi có người tiêu chảy cấp

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải báo nhanh chóng cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy thực hiện tốt các nguyên tắc chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình, mỗi người tiêu dùng hãy là: “Người tiêu dùng thông thái ” khi lựa chọn thực phẩm.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


Hội nghị tuyên truyền an toàn về sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng của BCĐ ATTP xã Trường Lâm

Đăng lúc: 11/12/2022 09:01:51 (GMT+7)

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 02 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH, NƯỚC HỢP VỆ SINH ĐẢM BẢO SỨC KHỎE CHO CON NGƯỜI

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá là nguồn sống thiết yếu của con người và đông đảo những loài sinh vật trên trái đất. Hiện nay môi trường nước đang bị ô nhiễm nguyên nhân chính do tác động của con người trong quá trình sinh hoạt đã thải chất sinh hoạt ảnh hưởng đến nguồn nước, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội các cụm công nghiệp, các trang trại, gia trại chăn nuôi chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước.

Như vậy việc bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này. Vì vậy ngay bây giờ mỗi chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường:

Giữ sạchnguồnnước: Nâng Giữ sạchnguồnnước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ cao ý thức cộng đồng để giữ sạchnguồnnướcbằngcách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vàonguồnnước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lạinguồnnước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người: Vận động và ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoạ ,hai ngăn, thấm dội nước).

Xử lý phân gia súc ,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh,chuồng trại cách xanguồnnước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Thực hiện phân loại rác tại nguồn,

Xử lý nước thải: Xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ trước khi thải ra hệ thống mương thoát nước thải chung, đồng ruộng hoặc sông rạch. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra môi trường

Thường xuyên tham giachấp hànhdọn vệ sinh môi trường tại khu dân cư phát động.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 05 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm

( Trích đọc từ nghị định 115/2018)

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn!

Ngày 04/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CPngày 14/11/2013 của Chính phủ.

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP đã khắc phục được cơ bản cácvướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế, bổ sung một số hành vi còn thiếu, không cụ thể, tăngmức xử phạt vi phạm hành chính so với Nghị định 178/2013/NĐ-CP; quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo;Nghị địnhquyđịnh nhiềuhành vi vi phạm bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn...Đây được xem là những quy định cần thiết nhằm siết chặt hơn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

Cụ thể: Nghị định115/2018/NĐ-CPbổ sung và nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm về điều kiện cơ sở, kiến thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; ví dụ như kinh doanh dịch vụ ăn uống:Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang, không cắt ngắn móng tay, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay; phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi cống rãnh thoát nước thải trong khu vực chế biến bị ứ động, không che kín hoặc dụng cụ thu gom rác không có nắp đậy;phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống; đối với chủ cơ sở có hành vi chế biến thực phẩm không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm, nghị định quy định xử phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp gây ngộ độc từ 01 đến 04 người; xử phạt 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng trong trường hợp gây ngộ độc từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng...

Nghị định cũng quy định rõ hành vi viphạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmcủa các loại hình khác nhau, ứng với mứctiền phạt khác nhau và mức tiền phạt từ 20 đến 60 triệu đồng; cao hơn nhiều so với quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.

Một điểm mới đáng chú ý trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định tự công bố sản phẩm với các trường hợp: Không có bản tự công bố, bản tự công bố sản phẩm không đúng quy định theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP:Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính lên tới 50 triệu đồng đối với cơ sở vi phạm và thực hiện cáchình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả:Ví dụ: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng và buộcthu hồi sản phẩm thực phẩm vi phạm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái thế hoặc tiêu hủy sản phẩmđối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;

Tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; ngoài ra phải buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP cũng quy định về công tác hậu kiểm nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; qua đó, giúp các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát tốt hơn về các điều kiện trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.

(Nguồn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm )

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 08 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt... hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

Vì vậy người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản, trách nhiệm trong đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

* Khuyến cáo thực hiện:10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn:

1. Chọn thực phẩm tươi an toàn.Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kĩ trước khi ăn.Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.

3. Ăn ngay sau khi nấu.hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kĩ.Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn.Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm tươi sống).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.Nếu tay có vết thương phải băng kĩ và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn, bếp luôn khô ráo sạch sẽ.Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải giặt sạch sẽ.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


BÀI TUYÊN TRUYỀN

Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.
4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.
6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

UBND TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 15 tháng 6 năm 2022

49db45ce7847a119f856.jpg

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH LỰA CHỌN THỊT LỢN TƯƠI NGON - AN TOÀN CHO SỨC KHỎE

Thịt lợn là một trong những nguyên liệu thông dụng trong bữa ăn hàng ngày để chế biến thành rất nhiều món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi dịch tả heo Châu Phi đang hoành hành, cơ quan chức năng đang triển khai triệt để các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ thì vẫn có một số lượng không nhỏ các loại thịt lợn kém chất lượng đã bị trà trộn vào trong quá trình mua bán. Bài viết này cung cấp đến người tiêu dùng những đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn và chế biến thịt lợn...

Tốt nhất, người tiêu dùng hãy chọn mua thịt lợn tại những cửa hàng uy tín, siệu thị, những cơ sở kinh doanh có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước vàcần lưu ý những đặc điểm sau:

Màu sắc và mùi của thịt lợn

Thịt tươi có lớp màng khô, có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se lại, sạch, không dính lông và các tạp chất lạ. Mặt cắt miếng thịt có màu hồng sáng, mềm mại. Phần mỡ có màu sáng, chắc, có mùi vị bình thường. Phần khớp xương láng và trong. Tủy xương bám chặt vào thành ống và trong suốt.

Ngược lại, thịt lợn kém tươi, ôi có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng, sờ vào miếng thịt thấy nhớt (nhớt ít hoặc nhiều tùy mức độ kém tươi của thịt). Phần mỡ tối màu, độ rắn giảm sút và mùi vị ôi; khớp xương có nhiều nhớt, xuất hiện dịch đục; phần tủy bị tróc ra khỏi thành ống hoặc có dấu hiệu tróc ra, màu sắc tối hoặc nâu.

Trường hợp miếng thịt có màu đỏ sậm ngả sang đen, bóng loáng thì đó là heo nuôi bằng chất tạo nạc. Loại thịt này ăn sẽ thấy khô, xơ, không có vị béo.

Khi thấy miếng thịt có màu đỏ khác thường, có thể dính tay hoặc dính các vật liệu bao gói, chứa đựng, lem màu qua môi trường tiếp xúc, khi rửa, thấy chuyển màu nhợt nhạt và có mùi tanh chứng tỏ thịt đã bị thoa phẩm màu pha với tiết heo để nhìn đẹp mắt và tươi ngon.

Kết cấu phần da, mỡ, thịt lợn

Lớp mỡ của heo nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm. Do đó, nên cẩn thận với loại thịt lợn có lớp mỡ dưới da mỏng, không bám chắc và có độ dày chưa đến 1cm.

Khi mua thịt, cần lưu ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì đó là heo nuôi bằng chất tạo nạc.

Trường hợp miếng thịt bị bầm tím, có mùi hôi, cắt sâu vào có máu cho thấy heo đã chết trước khi chọc tiết nên máu còn tụ lại trong cơ thể.

Nhìn bên ngoài thấy thớ thịt săn, bề mặt khô, không dính,… nhưng cắt sâu vào bên trong thấy nhũn, rỉ dịch và có mùi thì đó là thịt bị tẩm hàn the.

Độ đàn hồi của thịt lợn

Độ đàn hồi là một trong những dấu hiệu quan trọng cần biết khi mua thịt lợn. Thịt lợn tươi có độ rắn chắc, đàn hồi cao. Khi ta dùng ngón tay ấn vào thịt rồi buông ra, thịt không để lại vết lõm và không bị dính. Ngược lại là thịt kém tươi hoặc đã ôi.

Trường hợp thớ thịt nhão và da dày thì đó là heo nái. Còn thớ thịt nhão và lớp mỡ vàng cho thấy heo bị bệnh.

Độ đàn hồi là một trong những dấu hiệu quan trọngcần kiểm tra khi mua thịt lợn

Khi đã chọn được nguồn nguyên liệu thịt lợn an toàn rồi thì khâu sơ chế, chế biến cũng góp phần quan trọng trong việc đem đến một bữa ăn đảm bảo hợp vệ sinh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Các món ăn thơm ngon chế biến từ thịt lợn giàu protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Nhiều người tiêu dùng có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại, càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.

Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn. Khi chế biến các món ăn, lưu ý không chiên hoặc nướng quá lửa cũng tạo ra các hợp chất không tốt cho sức khoẻ.

Ngoài ra khuyến cáo với người tiêu dùng nên từ bỏ thói quen ăn thịt tái, nội tạng và tiết canh đồng thời thực hiện tuyệt đối phương châm“Ăn chín, uống sôi”để đảm bảo sức khoẻ, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường thực phẩm.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn

8e0c4c3271bba8e5f1aa (1).jpg

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 20 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách chọn rau củ quả sạch tươi ngon, không 'ngậm độc'

Lựa chọn rau củ sạch khi đi chợ luôn là nỗi băn khoăn của chị em. Nếu không biết cách chọn rau, củ, quả tươi ngon thì có thể sẽ mang bệnh vào người vì chọn nhầm những loại chuyên 'ngậm độc'.

Bên cạnh chuyện ăn ngon, việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình cũng rất quan trọng. Một món ăn ngon trước hết cần nguồn thực phẩm tươi ngon, sau đó mới đến cách chế biến.

Để mua được thực phẩm sạch tươi ngon, ngoài việc nên mua ở những nơi đáng tin cậy, có dấu kiểm dịch thì mỗi người cũng phải có kiến thức, kinh nghiệm. Bạn hãy bỏ túi những mẹo lựa chọn rau củ, quả tươi ngon sau đây.

1. Chọn rau củ tươi dựa vào hình dáng bên ngoài

Rau quả tươi thường còn lành lặn, nguyên vẹn, không bị trầy xước hay nát, phần cuống không bị thâm nhũn. Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp... thường an toàn hơn các loại rau ăn lá.

Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.

Nên tránh những quả có vẻ ngoài phổng phao, mập mạp. Vì đó có thể là đã bị tiêm thuốc. Đồng thời, không nên chọn những trái hoặc củ quá lớn, da căng và có vết nứt dọc theo thân. Chỉ nên chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ.

2. Dựa vào màu sắc để chọn rau củ quả tươi

Rau củ và quả tươi có màu sắc tự nhiên, không bị héo úa. Không có bất kì màu sắc bất thường nào. Bạn nên chú ý các loại củ quả màu xanh hoặc có màu sắc khá thất thường.

Với rau ăn lá: không nên chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt, cây rau nhìn bình thường.

Với trái và củ: không nên chọn củ quá xanh bóng hoặc màu sắc nhìn quá mướt.

3. Rau củ quả không dính chất lạ

Hiện nay, rất nhiều thương lái vì lợi ích mà sử dụng hóa chất vào các loại rau, củ quả. Vì lí do đó mà rất nhiều rau củ thường dính các chất bảo quản thực vật trên lá, cuống lá, cuống quả hoặc núm quả… Đồng thời, xuất hiện các vết lấm tấm hoặc vết trắng, vết lạ ở rau hoặc củ. Nếu gặp những loại này bạn không nên chọn mua chúng.

4. Dùng tay sờ nắm để cảm nhận rau củ quả tươi

Lấy tay cầm và sờ vào rau củ quả, nếu có cảm giác nặng tay, giòn chắc thì đó chính là thực phẩm tươi sạch.

Còn nếu cầm lên mà thấy nhẹ tay thì những thực phẩm đó đã có phun thuốc trừ sâu hoặc hóa chất ở trong đó.

5. Chọn rau củ quả tươi bằng mùi hương

Thông thường, rau củ quả tươi sẽ có mùi đặc trưng của từng loại. Còn khi ngửi mà nhận thấy chúng có mùi lạ, mùi hắc hắc, mùi thuốc sâu hay hóa chất thì đó là rau củ quả không tươi ngon, cũng có thể là đã cũ và được người bán nhúng qua hóa chất để nhìn được tươi ngon hơn.

Để chọn rau củ quả tươi cần lưu ý 4 'không':

- Không nên mua rau củ quả trái mùa vụ. Vì nếu mua trái mùa, rau củ sẽ không phát triển tốt, dễ bị sâu và người trồng sẽ dùng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích để rau củ quả được chín nhanh và đẹp mắt.

- Không nên chọn mua rau củ quả đã được gọt, thái sẵn và ngâm nước ngoài chợ. Vì rất có thể đó những loại rau củ đã hư hoặc đã lâu, người bán muốn tận dụng những phần còn dùng được để bán.

- Không lựa chọn rau củ quả quá bất thường về mùi vị, màu sắc và những nơi đã có người bị ngộ độc.

- Không nên quá tin tưởng vào vẻ bề ngoài của rau củ quả. Vì đôi khi người bán dùng nó để đánh lừa chúng ta.

Bí quyết chọn một số loại rau củ quả cụ thể:

1. Giá đỗ: Bạn nên chọn những cọng giá cao khoảng 6cm, không quá to và thô, không xuất hiện mùi lạ, có màu trắng ngà ngà, có nhiều rễ.

2. Rau muống: Tránh chọn những bó rau có ngọn non, vươn dài mơn mỡn, có thân hình to hơn bình thường, lá có màu xanh đen. Vì chúng thường đã bị phun thuốc kích thích tăng trưởng. Nên chọn những bó rau có ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng, khi ngắt sẽ có mủ của rau muống chảy ra.

3. Khoai môn:Chọn khoai môn có kích thước vừa, khoai còn mới, bên trong trắng đục, vân tím thì khoai sẽ ngon, nhiều bột.

4. Đu đủ: Nên chọn quả già mới chuyển màu vàng hườm, có độ cứng.

5. Xà lách, rau diếp tươi:lá xanh non và còn cứng; khi trộn salad sẽ giữ được độ giòn.

6. Mướp đắng: Bên chọn quả to, gai nở thì quả sẽ giòn, ít bị đắng.

7. Su hào: Cọn su hào 'bánh xe' tức là phần cuống lá hơi lõm xuống, củ còn xanh tươi là su hào ngon.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 25 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang là một vấn đề hết sức nhức nhối của toàn xã hội. Sau đây là một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

I. Một số khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bao gồm cả đồ uống , nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm.

2. Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều điện và biện phạm cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình sản xuất.

3. An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị ăn theo đúng mục đích sử dụng.

4. Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả những điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

II. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, chế biến thực phẩm sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai …Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản suất thức ăn, đồ uống giả không đảm bảo chất lượng, không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm.

III. Tầm quan trong của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe và bệnh tật

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phất triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Về lâu dài thực phẩm không có những tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài tới nòi giống dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạc dễ nhận thấy, nhưng vấn để nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ sau.

IV. Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm

Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực:

- Thực phẩm có nguồn gốc gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Các loại rau, quả được bón nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian các ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

Do quá trình chế biến không đúng:

- Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau quả không đúng theo quy định.

- Dùng chất phụ gia không đúng theo quy định của Bộ Y Tế để chế biến thực phẩm.

Do quá trình bảo quản không đúng:

- Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh… bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.

- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

V. Hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không dập nát, không có mùi lạ.

Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

Không sử dụng các loại thực phẩm lại không rõ nguồn gốc.

Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y Tế cho phép.

2. Giữ gìn nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia xúc, rác thải gây ô nhiểm môi trường.

Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín sống phải để riêng.

Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen rỉ và khó rửa.

Tuyệt đối không dùng bao bì từng chứa đựng các chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật… để dựng thực phẩm.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kĩ

Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3,4 lần.

Các loại thực phẩm đông lạnh phải để tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu.

Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi, thịt bò tái…

5. Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phất triển. Để đảm an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loaqij hoa quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cát ra.

6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

Không để thực phẩm sống với thức ăn chín.

Không để dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nống ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh <=10 độ C. Với trẻ mhor phải cho ăn ngay sau khi thức ăn nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

Đun thức ăn ở nhiệt độ đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng trước khi ăn.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

Không tiếp xúc với thực phẩm khi đâng bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốthay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

8. Sử đụng nước sạch trong ăn uống

Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lí để rửa sạch thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

Dụng cụ chứa nước phải sạch, có nắp đậy.

Dùng nước đun sôi trước khi uống.

9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

Đồ bao gói phải đảm bảo sạch giữ được tính hấp dẫn và mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột... và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quả, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường Lâm, ngày 22 tháng 6 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG

PHÒNG DỊCH COVID-19

Tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn phòng dịch COVID-19 do Bộ y tế ban hành, đồng thời cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn để tổ chức bữa ăn an toàn, đủ chất dinh dưỡng.

Tại hộ gia đình

Khi mua thực phẩm ngoài chợ:

Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người bán, và với người mua khi giao tiếp hoặc xếp hàng.

Với thực phẩm sống: chọn thực phẩm tươi, ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với thực phẩm khô, chế biến sẵn: chọn thực phẩm không mọt, mốc, trong thời hạn sử dụng.

Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.

Trong điều kiện giãn cách xã hội, có thể cân nhắc mua các loại thực phẩm đồ khô, dễ bảo quản, đảm bảo dinh dưỡng.

Không tiếp xúc với vật nuôi lang thang, gia súc, gia cầm bị bệnh hay thịt vật nuôi bị ôi, hỏng, chất thải và nước thải trong chợ. Không sử dụng thịt động vật chết do bị bệnh vì đây có thể là những nguồn lây bệnh.

Khi bảo quản thực phẩm tại nhà:

+ Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, đảm bảo nhiệt độ ngăn lạnh, ngăn đông đá, bảo quản trong túi sạch chuyên dùng đựng thực phẩm (không bảo quản bằng túi nilong mua từ chợ), bảo quản trong thời gian thích hợp (nên ghi thời gian mua trên túi đựng thực phẩm).

+ Với thực phẩm đồ khô, đồ chế biến sẵn: cần sắp xếp gọn gàng, tránh ẩm, mốc, và chú ý hạn sử dụng.

+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh, tủ đựng thực phẩm.

Khi chế biến thực phẩm tại nhà:

+ Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.

+ Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.

+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.

+ Nấu chín kỹ các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt virus, vi khuẩn.

+ Vệ sinh sạch sẽ khu vực chế biến, bàn, bếp, chậu rửa, tủ lạnh… sau khi nấu ăn

Có thói quen ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh:

+ Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm.

+ Không nên sử dụng đũa, thìa, cá nhân gắp các món chung để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống.

Ngoài ra, cầncóthói quen sinh hoạtnhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh:

Không dùng chung đồ dùng cá nhân:không dùng chung khăn mặt, bàn chải răng, cốc uống nước. Giặt khăn thường xuyên, giữ khăn luôn khô, sạch, không treo khăn mặt và khăn tắm ướt trong nhà tắm.

Cẩn thận khi chạm vào các đồ vật:nên chú ý đến tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, máy tính để bàn, điện thoại di động, đồ chơi, máy tính cá nhân hay bất kỳ đồ vật nào có bề mặt tiếp xúc với tay, hãy lau sạch các vật dụng này thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

Với người làm việc trong khu chợ, cửa hàng bán thực phẩm tươi sống

Giữ khoảng cách với mọi người theo khuyến cáo.

Mang trang phục bảo hộ: quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang khi xử lý động vật và các sản phẩm động vật.

Thay trang phục bảo hộ sau khi làm việc, giặt hàng ngày và để trang phục bảo hộ tại nơi làm việc.

Tránh để các thành viên trong gia đình tiếp xúc với trang phục, ủng bẩn.

Không buôn bán động vật hoang dã.

Theo dõi, chăm sóc sức khỏe bản thân và khai báo y tế.

Một số lưu ý trong đảm bảo vệ sinh phòng dịch của các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống tập thể

Ngoài việc thực hiện thường quy các bước trong quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần một số lưu ý để phòng dịch như sau:

Đối với nhân viên làm việc tại Bếp

Thực hiện khai báo y tế theo quy định của đơn vị. Nếu nhân viên có vấn đề sức khỏe cần báo ngay với đơn vị chủ quản.

Rửa tay, thay trang phục trước khi vào Bếp và khi ra khỏi đơn vị. Đeo khẩu trang và đội mũ trong quá trình làm việc.

Giảm tối thiểu tiếp xúc gần giữa các nhân viên với nhau trong quá trình làm việc, trong sinh hoạt (ăn, nghỉ). Khi tới giờ ăn, cần chia suất riêng, ngồi cách xa, tránh ngồi ăn chung với nhau. Thực hiện lối sống vệ sinh, nâng cao tinh thần phòng chống dịch.

Quá trình sản xuất cung cấp suất ăn

Nhập thực phẩm: Người giao thực phẩm cần thực hiện khai báo y tế, tại bếp có khu vực nhập thực phẩm riêng biệt, giữ khoảng cách tiếp xúc > 2 m với người giao thực phẩm, đeo khẩu trang và mũ khi nhận thực phẩm.

Chia suất ăn:Nhân viên chia suất phải đội mũ, đeo khẩu trang và găng tay.

Giao suất ăn và thu dụng cụ ăn uống:

– Nhân viên giao suất ăn phải đội mũ, khẩu trang. Xe đựng suất ăn được vệ sinh bằng các dung dịch khử khuẩn ngay trước khi xếp các suất ăn vào xe.

– Tại địa điểm giao suất ăn: nhân viên giao suất ăn đặt xe tại khu vực an toàn theo quy định, sau đó đứng cách xa xe chia suất ăn 2 m. Người nhận lấy suất ăn tại xe đẩy để tránh tiếp xúc gần. Sau khi đã lấy suất ăn, người nhận rời khỏi vị trí đặt xe tối thiểu 2 m, người tiếp theo vào lấy suất ăn, quy trình tiếp tục cho đến khi xuất ăn được giao hết, nhân viên giao suất ăn đẩy xe về bếp.

Vệ sinh dụng cụ, bề mặt tại khu vực bếp

Thực hiện vệ sinh thường quy, tăng cường vệ sinh với khu vực chia suất ăn, bề mặt khu vực bếp, vệ sinh xe đẩy thực phẩm: trước khi xếp suất ăn vào, lau rửa và vệ sinh xe đẩy suất ăn sau khi phát xong.

Vệ sinh dụng cụ ăn uống (tại các cơ sở y tế, hoặc nơi có đối tượng nghi nhiễm)

– Đối với dụng cụ sử dụng 1 lần: đặt dụng cụ, thực phẩm thừa vào trong túi đựng chất thải lây nhiễm trong phòng cách ly. Nhân viên vệ sinh thu gom, xử lý chất thải này như chất thải y tế lây nhiễm.

– Đối với dụng cụ tái sử dụng: Thu gom dụng cụ tái sửa dụng vào thùng kín có dán nhãn dụng cụ ăn uống của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19. Thức ăn thừa cho vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

– Nhân viên nhà ăn lấy thùng chứa dụng cụ đã đậy kín, dán nhãn tại vị trí quy định, sau đó vận chuyển bằng xe có nắp kín về khu vực xử lý riêng, tuân thủ theo quy trình xử lý dụng cụ ăn uống theo Quyết định số 468/ QĐ – BYT ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn phòng và kiểm soát bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID–19) trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH

AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 20 tháng 6 năm 2022


BÀI TUYÊN TRUYỀN

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh đường tiêu hoá

Thực phẩm là tất cả mọi thứ đồ ăn, thức uống ở dạng chế biến hoặc không chế biến mà con người hàng ngày sử dụng để ăn, uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì sự sống. Nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn, thực phẩm chính là nguồn gốc gây bệnh. Đặc biệt dịch bệnh đường tiêu hoá xảy ra đó là bệnh tiêu chảy cấp là bệnh dịch nguy hiểm lây lan nhanh và dễ gây tử vong. Để phòng bệnh dịch lây lan chúng ta cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân mắc bệnh đường tiêu hóa thường do ăn, uống, phải thức ăn bị nhiễm những mầm bệnh sau vài giờ đến một tuần. Bệnh thường do vi khuẩn tả, Salmonela, Echrichiacoli, Lỵ trực khuẩn, do vi rút hoặc do nấm độc, ngộ độc hoá chất...Do đó bệnh có thể mắc hàng loạt nếu không được khống chế kịp thời, vì vậy mọi người cần thực hiện tốt nội dung sau để phòng bệnh đường tiêu hoá:

1. Đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm mầm bệnh, đặc biệt mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá biển, tiết canh, nem chua...

2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi đại, tiểu tiện bừa bãi, đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloraminB sau mỗi lần đi vệ sinh để khử khuẩn. Tránh tập trung ăn uống đông người như: Lễ hội, ma chay, cưới xin, cúng giỗ.Hạn chế người ra vào vùng có dịch.

3. Dùng nguồn nước sạch và bảo vệ nguồn nước.

Nguồn nước ăn uống phải đảm bảo chất lượng VSATTP. Khi có dịch bệnh tất cả nước uống đều được xử lý bằng hoá chất CloraminB theo đúng quy định. Cấm đổ rác thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao hồ, sông, giếng, cấm vứt xác súc vật chết và rác xuống ao hồ, sông suối.

4. Khi có người tiêu chảy cấp

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải báo nhanh chóng cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy thực hiện tốt các nguyên tắc chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình, mỗi người tiêu dùng hãy là: “Người tiêu dùng thông thái ” khi lựa chọn thực phẩm.

Người soạn nội dung tin bài

Công chức VHXH

Lê Ngọc Viên

Phê duyệt UBND XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Anh Tuấn


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

An toàn thực phẩm

Chợ Trường Lâm đảm bảo các nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm được bầy bán tại chợ.
Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tròn bếp ăn tập thể tại Trường Mầm Non Trường Lâm.
Xã Trường Lâm tổ chức tuyên truyền vệ sinh ATTP đối với các thực phẩm bày bán bên ngoài đường phố tại trưởng Tiểu học Trường Lâm.
Các chủ đề hướng dẫn xử lí an toàn thực phẩm trong gia đình.
Bài tuyên truyền về đảm đảo vệ sinh an toàn thực phẩm sức khỏe của người dân trong tháng 11/
Các chủ đề nóng trong công tác an toàn vệ sinh tháng cao điểm , tháng 8 trên địa bàn xã Trường Lâm
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 7 năm 2022
Các bài tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 12/2022 của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
Hội nghị tuyên truyền an toàn về sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Trường Lâm mở hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm mùa hè.
Xã Trường Lâm mở Hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tháng 5/2022

An toàn thực phẩm

Xem thêm 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHCC