Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
45342

Bài tuyên truyền về đảm đảo vệ sinh an toàn thực phẩm sức khỏe của người dân trong tháng 11/

Ngày 11/12/2022 16:22:50

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 02 tháng 11 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Những nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên nhân

– Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

– Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩmSudan,…

– Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

-Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

– Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

– Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

– Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

Một số giải pháp:

– Về phía người tiêu dùng: Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến :

+ Thương hiệu

+ Thời hạn sử dụng

+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng2W

+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

– Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức.

Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 05 tháng 11 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách bảo quản thực phẩm an toàn

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc.

Biết cách bảo quản thực phẩm an toàn là rất cần thiết. Bởi điều này không chỉ đem đến cho gia đình bạn những món ăn thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Hiểu được điều này, chúng tôi xin mách bạn những mẹo bảo quản thức ăn vừa đơn giản, dễ nhớ mà lại giữ thực phẩm tươi lâu và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

1. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín

Công việc bận rộn, không còn nhiều thời gian để chế biến, nấu ăn mỗi ngày, vì thế các gia đình thường nấu sẵn thức ăn rồi trữ trong tủ lạnh để dùng dần, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các bữa ăn. Thế nhưng, việc này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn mà còn gây mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm nếu lưu trữ quá thời gian quy định.

Thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín, hộp thủy tinh đậy kín nắp là tốt nhất, để tránh ô nhiễm chéo từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, cũng như không ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn. Nếu muốn trữ từ 3-4 ngày thì nên bảo quản vào ngăn đá. Và tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thức ăn chín sau 4 ngày, để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia đình.

Thêm 1 lưu ý nhỏ khi bảo quản thức ăn chín là phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, để tránh việc thức ăn nóng bị làm lạnh đột ngột, làm biến đổi các vi chất dinh dưỡng.

Không nên trữ cơm nguội trong tủ lạnh, vì chúng sẽ làm mất các vitamin nhóm B và sản sinh các loại vi khuẩn gây hại cho bao tử nếu dùng thường xuyên cơm nguội để trong tủ lạnh.

2. Cách bảo quản thực phẩm tươi an toàn

Mặc dù việc trữ đông làm ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, nhưng không giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng nếu bảo quản trong thời gian quá dài. Thực phẩm để trong tủ lạnh càng lâu thì càng giảm hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí làm biến chất, sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Hơn thế nữa, thực phẩm còn phải trải qua quá trình rã đông sau khi được lấy ra khỏi ngăn lạnh, thì cũng làm hao hụt đi 1/3 hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Vì thế, với những cách bảo quản thực phẩm an toàn sau đây, sẽ giúp bảo toàn các vi chất cho bữa ăn thêm ngon miệng và chất lượng:

- Thịt, cá sống, sữa đã mở nắp,… là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, vì thế nên cho vào túi hay hộp kín, để ở ngăn đồ tươi sống riêng biệt và nếu để trong ngăn mát thì nên lên kế hoạch dùng hết trong vòng 3-4 ngày và 1 tuần với ngăn đông. Ngoài ra, nếu thịt cá đã rã đông thì nên dùng hết 1 lần, bởi nếu cho thịt vào đông lạnh lần nữa thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên gấp 2 lần.

- Đối với rau củ quả tươi, ngoài việc không rửa rau cũng nên lưu ý lựa chọn các loại túi zip đựng trái cây, rau quả chuyên dụng, thường có các lỗ khí giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm cho thực phẩm, giúp chúng luôn tươi ngon nhất.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 12 tháng 11 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh đường tiêu hoá

Thực phẩm là tất cả mọi thứ đồ ăn, thức uống ở dạng chế biến hoặc không chế biến mà con người hàng ngày sử dụng để ăn, uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì sự sống. Nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn, thực phẩm chính là nguồn gốc gây bệnh. Đặc biệt dịch bệnh đường tiêu hoá xảy ra đó là bệnh tiêu chảy cấp là bệnh dịch nguy hiểm lây lan nhanh và dễ gây tử vong. Để phòng bệnh dịch lây lan chúng ta cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân mắc bệnh đường tiêu hóa thường do ăn, uống, phải thức ăn bị nhiễm những mầm bệnh sau vài giờ đến một tuần. Bệnh thường do vi khuẩn tả, Salmonela, Echrichiacoli, Lỵ trực khuẩn, do vi rút hoặc do nấm độc, ngộ độc hoá chất...Do đó bệnh có thể mắc hàng loạt nếu không được khống chế kịp thời, vì vậy mọi người cần thực hiện tốt nội dung sau để phòng bệnh đường tiêu hoá:

1. Đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm mầm bệnh, đặc biệt mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá biển, tiết canh, nem chua...

2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi đại, tiểu tiện bừa bãi, đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloraminB sau mỗi lần đi vệ sinh để khử khuẩn. Tránh tập trung ăn uống đông người như: Lễ hội, ma chay, cưới xin, cúng giỗ.Hạn chế người ra vào vùng có dịch.

3. Dùng nguồn nước sạch và bảo vệ nguồn nước.

Nguồn nước ăn uống phải đảm bảo chất lượng VSATTP. Khi có dịch bệnh tất cả nước uống đều được xử lý bằng hoá chất CloraminB theo đúng quy định. Cấm đổ rác thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao hồ, sông, giếng, cấm vứt xác súc vật chết và rác xuống ao hồ, sông suối.

4. Khi có người tiêu chảy cấp

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải báo nhanh chóng cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy thực hiện tốt các nguyên tắc chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình, mỗi người tiêu dùng hãy là: “Người tiêu dùng thông thái ” khi lựa chọn thực phẩm.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 20 tháng 11 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Bài viết tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là những người nội trợ trong gia đình. Có thể nói chưa bao giờ vấn đề ấy lại trở nên nóng bỏng như hiện nay bởi nguồn cung cấp thực phẩm nuôi sống con người ấy đang bị “ ô nhiễm” nặng nề, đe dọa chính tính mạng của con người .

Vậy thực phẩm là gì? Thực phẩm còn được gọi là thức ăn bao gồm những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bảo quản . Tuy nhiên những nguồn thực phẩm ấy đã và đang trở thành mối lo ngại của nhiều người bởi chưa bao giờ trên thị trường lại xuất hiện nhiều nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc bị “ ô nhiễm” như bây giờ.

Vấn nạn thực phẩm bẩn là hiện tượng phổ biến đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Nó đã và đang trở thành vấn đề nóng trên nhiều phương tiện thông tin bởi chưa bao giờ người tiêu dùng lại bị bủa vây trong” ma trận” thực phẩm bẩn như bây giờ. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các clip ghi lại các phóng sự của phóng viên đaì truyền hình: măng chứa chất vàng ô, thịt thối, chân gà quá hạn sử dụng…trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó khiến cho người tiêu dùng hết sức hoang mang, lo lắng…. Ai đó đã từng nói rằng “ Chưa bao giờ con đường dẫn đến nghĩa địa lại gần như thế”.

Việc sử dụng thực phẩm bẩn dẫn đến rất nhiều hệ lụy trong cuộc sống: sức khỏe giảm sút, suy yếu giống nòi thậm chí nhiều ca ngộ độc thực phẩm dẫn tới tử vong.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Do sự vô lương tâm của những người kinh doanh vì lợi nhuận mà họ bán rẻ lương tâm, bất chấp tất cả . Họ coi thường sức khỏe của người khác cũng chỉ vì đồng tiền. Đó còn là do sự buông lỏng quản lí của các cơ quan chức năng, là sự bao che của một số cán bộ biến chất …thậm chí là do ý thức vệ sinh thực phẩm của mỗi chúng ta: Nhiều người nội trợ với tâm lí tham rẻ mà mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiếc các thực phẩm đã quá hạn nên đem ra chế biến, thậm chí các dụng cụ chế biến đồ sống , chín còn sử sụng chung ( dao, thớt…).

Vì sức khỏe của chính mình, vì giống nòi, chúng ta hãy là những nhà tiêu dùng thông thái : Hãy mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chú ý hạn sử dụng trên bao bì, sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc, mã vạch rõ ràng …; cần tẩy chay các cơ sở sản xuất thực phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm ô thiu, vật dụng nấu nướng cần đảm bảo sạch sẽ ,an toàn, đảm bảo ăn chín uống sôi….Có như vậy chúng ta mới phòng tránh được vấn nạn thực phẩm bẩn.

Trong những năm học vừa qua, UBND phường đã rất quan tâm đến công tác vệ sinh ATTP nên đã phối kết hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền tới cán bộ giáo viên và học sinh về vấn đề ATTP. Bản thân mỗi giáo viên cũng là một tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền tới các em sử dụng thực phẩm an toàn. Vì vậy trong những năm qua nhà trường chưa bao giờ xảy ra việc học sinh bị ngộ độc thực phẩm.

Phòng chống nạn thực phẩm bẩn không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của tôi, bạn và tất cả chúng ta. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau ….: NÓI KHÔNG VỚI THỰC PHẨM BẨN.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 23 tháng 11 năm 2022

HƯỚNG DẪN

LỰA CHỌN THỰC PHẨM BAO GÓI AN TOÀN

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bao gói sẵn, ăn liền đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần nắm vững những tiêu chí sau:

1. Phải xem nhãn mác với đẩy đủ các nội dung sau:

- Tên thực phẩm

- Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá.

- Định lượng của thực phẩm.

- Thành phần cấu tạo

- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản

- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng

- Xuất xứ của hàng hoá

2. Nên mua ở các cửa hàng có tín nhiệm:cửa hàng quen thuộc, siêu thị… những nơi chấp hành đẩy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn.

3. Không nên mua:

- Ở những cửa hàng, quán hàng bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng.

- Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm…

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 25 tháng 11 năm 2022

HƯỚNG DẪN

BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG TỦ LẠNH

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, theo khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm:

- Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng luôn. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.

- Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong. Thực phẩm cũ, mua từ trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn, đề ngày trên thực phẩm để tránh trường hợp để thức ăn quá hạn sử dụng.

- Dù để trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn này bị dính mùi của món ăn khác.

- Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như mít, dứa hành...

- Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.

- Phần lạnh nhiều nhất trong ngăn mát tủ lạnh là mặt kính sát với ngăn rau củ, đây là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó, đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn gần với phần đông đá nhất là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.

- Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, đặc biệt bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

- Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi để phù hợp của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

- Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 28 tháng 11 năm 2022

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA BÃO LỤT

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, bão lụt và các thay đổi bất thường của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào thực phẩm. Để bảo vệ bản thân và gia đình, mọi người nên thực hiện 5 nguyên tắc sau về an toàn thực phẩm:

Nguyên tắc 1: Giữ gìn vệ sinh tốt

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; Sau mỗi lần đi vệ sinh.

- Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến.

- Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.

Nguyên tắc 2: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín

- Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

- Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.

- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa những thực phẩm sống và giữa thực phẩm sống với thực phẩm chín.

Nguyên tắc 3: Đun nấu kỹ

- Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản

- Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ.

- Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.

Nguyên tắc 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

- Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay.

- Giữ phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ >60 độ C trước khi ăn.

Nguyên tắc 5: Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn

- Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm.

- Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.

- Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.

- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 30 tháng 11 năm 2022

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Thức ăn đường phố là những thức ăn đã làm sẵn hoặc được chế biến, nấu nướng tại chỗ, được bày bán ngay trên đường phố hoặc những nơi công cộng tương tự. Thức ăn đường phố bao gồm cả rau quả, đồ ăn thức uống khác được bán rong trên đường phố

Để đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, cơ sở phải đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn vệ sinh đường phố được quy định tại Quyết định 3199/2000/QĐ-BYT ngày 11/9/2000 của Bộ Y tế:

1. Đảm bảo đủ nước sạch

2. Có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín, không để lẫn thức ăn chín và sống.

3. Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm…).

4. Người làm dịch vụ chế biến thức ăn phải được tập huấn thức kiến thức và khám sức khoẻ định kỳ.

5. Nhân viên có tạp dề, khẩu trang, mũ khi bán hàng.

6. Không sử dụng các chất phụ gia và phẩm màu không được phép sử dụng cho thực phẩm.

7. Thức ăn phải được bầy bán trên giá cao hơn 60 cm.

8. Thức ăn chín phải được bày bán trong tủ kính.

9. Thức ăn phải được bao gói hợp vệ sinh.

10. Có dụng cụ đựng chất thải.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ Tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn


Bài tuyên truyền về đảm đảo vệ sinh an toàn thực phẩm sức khỏe của người dân trong tháng 11/

Đăng lúc: 11/12/2022 16:22:50 (GMT+7)

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 02 tháng 11 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Những nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên nhân

– Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

– Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩmSudan,…

– Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

-Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

– Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

– Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.

– Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin ….

Một số giải pháp:

– Về phía người tiêu dùng: Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến :

+ Thương hiệu

+ Thời hạn sử dụng

+ Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng2W

+ Phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.

– Về phía nhà sản xuất: Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức.

Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường lâm, ngày 05 tháng 11 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Cách bảo quản thực phẩm an toàn

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc.

Biết cách bảo quản thực phẩm an toàn là rất cần thiết. Bởi điều này không chỉ đem đến cho gia đình bạn những món ăn thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe. Hiểu được điều này, chúng tôi xin mách bạn những mẹo bảo quản thức ăn vừa đơn giản, dễ nhớ mà lại giữ thực phẩm tươi lâu và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

1. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín

Công việc bận rộn, không còn nhiều thời gian để chế biến, nấu ăn mỗi ngày, vì thế các gia đình thường nấu sẵn thức ăn rồi trữ trong tủ lạnh để dùng dần, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các bữa ăn. Thế nhưng, việc này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn mà còn gây mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm nếu lưu trữ quá thời gian quy định.

Thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín, hộp thủy tinh đậy kín nắp là tốt nhất, để tránh ô nhiễm chéo từ các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, cũng như không ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn. Nếu muốn trữ từ 3-4 ngày thì nên bảo quản vào ngăn đá. Và tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thức ăn chín sau 4 ngày, để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe gia đình.

Thêm 1 lưu ý nhỏ khi bảo quản thức ăn chín là phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh, để tránh việc thức ăn nóng bị làm lạnh đột ngột, làm biến đổi các vi chất dinh dưỡng.

Không nên trữ cơm nguội trong tủ lạnh, vì chúng sẽ làm mất các vitamin nhóm B và sản sinh các loại vi khuẩn gây hại cho bao tử nếu dùng thường xuyên cơm nguội để trong tủ lạnh.

2. Cách bảo quản thực phẩm tươi an toàn

Mặc dù việc trữ đông làm ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, nhưng không giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng nếu bảo quản trong thời gian quá dài. Thực phẩm để trong tủ lạnh càng lâu thì càng giảm hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí làm biến chất, sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Hơn thế nữa, thực phẩm còn phải trải qua quá trình rã đông sau khi được lấy ra khỏi ngăn lạnh, thì cũng làm hao hụt đi 1/3 hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Vì thế, với những cách bảo quản thực phẩm an toàn sau đây, sẽ giúp bảo toàn các vi chất cho bữa ăn thêm ngon miệng và chất lượng:

- Thịt, cá sống, sữa đã mở nắp,… là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, vì thế nên cho vào túi hay hộp kín, để ở ngăn đồ tươi sống riêng biệt và nếu để trong ngăn mát thì nên lên kế hoạch dùng hết trong vòng 3-4 ngày và 1 tuần với ngăn đông. Ngoài ra, nếu thịt cá đã rã đông thì nên dùng hết 1 lần, bởi nếu cho thịt vào đông lạnh lần nữa thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên gấp 2 lần.

- Đối với rau củ quả tươi, ngoài việc không rửa rau cũng nên lưu ý lựa chọn các loại túi zip đựng trái cây, rau quả chuyên dụng, thường có các lỗ khí giúp cân bằng nhiệt độ và độ ẩm cho thực phẩm, giúp chúng luôn tươi ngon nhất.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 12 tháng 11 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh đường tiêu hoá

Thực phẩm là tất cả mọi thứ đồ ăn, thức uống ở dạng chế biến hoặc không chế biến mà con người hàng ngày sử dụng để ăn, uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì sự sống. Nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn, thực phẩm chính là nguồn gốc gây bệnh. Đặc biệt dịch bệnh đường tiêu hoá xảy ra đó là bệnh tiêu chảy cấp là bệnh dịch nguy hiểm lây lan nhanh và dễ gây tử vong. Để phòng bệnh dịch lây lan chúng ta cần làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân mắc bệnh đường tiêu hóa thường do ăn, uống, phải thức ăn bị nhiễm những mầm bệnh sau vài giờ đến một tuần. Bệnh thường do vi khuẩn tả, Salmonela, Echrichiacoli, Lỵ trực khuẩn, do vi rút hoặc do nấm độc, ngộ độc hoá chất...Do đó bệnh có thể mắc hàng loạt nếu không được khống chế kịp thời, vì vậy mọi người cần thực hiện tốt nội dung sau để phòng bệnh đường tiêu hoá:

1. Đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống chín. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm mầm bệnh, đặc biệt mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá biển, tiết canh, nem chua...

2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi đại, tiểu tiện bừa bãi, đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloraminB sau mỗi lần đi vệ sinh để khử khuẩn. Tránh tập trung ăn uống đông người như: Lễ hội, ma chay, cưới xin, cúng giỗ.Hạn chế người ra vào vùng có dịch.

3. Dùng nguồn nước sạch và bảo vệ nguồn nước.

Nguồn nước ăn uống phải đảm bảo chất lượng VSATTP. Khi có dịch bệnh tất cả nước uống đều được xử lý bằng hoá chất CloraminB theo đúng quy định. Cấm đổ rác thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao hồ, sông, giếng, cấm vứt xác súc vật chết và rác xuống ao hồ, sông suối.

4. Khi có người tiêu chảy cấp

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải báo nhanh chóng cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy thực hiện tốt các nguyên tắc chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình, mỗi người tiêu dùng hãy là: “Người tiêu dùng thông thái ” khi lựa chọn thực phẩm.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 20 tháng 11 năm 2022

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Bài viết tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là những người nội trợ trong gia đình. Có thể nói chưa bao giờ vấn đề ấy lại trở nên nóng bỏng như hiện nay bởi nguồn cung cấp thực phẩm nuôi sống con người ấy đang bị “ ô nhiễm” nặng nề, đe dọa chính tính mạng của con người .

Vậy thực phẩm là gì? Thực phẩm còn được gọi là thức ăn bao gồm những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bảo quản . Tuy nhiên những nguồn thực phẩm ấy đã và đang trở thành mối lo ngại của nhiều người bởi chưa bao giờ trên thị trường lại xuất hiện nhiều nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc bị “ ô nhiễm” như bây giờ.

Vấn nạn thực phẩm bẩn là hiện tượng phổ biến đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn. Nó đã và đang trở thành vấn đề nóng trên nhiều phương tiện thông tin bởi chưa bao giờ người tiêu dùng lại bị bủa vây trong” ma trận” thực phẩm bẩn như bây giờ. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các clip ghi lại các phóng sự của phóng viên đaì truyền hình: măng chứa chất vàng ô, thịt thối, chân gà quá hạn sử dụng…trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó khiến cho người tiêu dùng hết sức hoang mang, lo lắng…. Ai đó đã từng nói rằng “ Chưa bao giờ con đường dẫn đến nghĩa địa lại gần như thế”.

Việc sử dụng thực phẩm bẩn dẫn đến rất nhiều hệ lụy trong cuộc sống: sức khỏe giảm sút, suy yếu giống nòi thậm chí nhiều ca ngộ độc thực phẩm dẫn tới tử vong.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Do sự vô lương tâm của những người kinh doanh vì lợi nhuận mà họ bán rẻ lương tâm, bất chấp tất cả . Họ coi thường sức khỏe của người khác cũng chỉ vì đồng tiền. Đó còn là do sự buông lỏng quản lí của các cơ quan chức năng, là sự bao che của một số cán bộ biến chất …thậm chí là do ý thức vệ sinh thực phẩm của mỗi chúng ta: Nhiều người nội trợ với tâm lí tham rẻ mà mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiếc các thực phẩm đã quá hạn nên đem ra chế biến, thậm chí các dụng cụ chế biến đồ sống , chín còn sử sụng chung ( dao, thớt…).

Vì sức khỏe của chính mình, vì giống nòi, chúng ta hãy là những nhà tiêu dùng thông thái : Hãy mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chú ý hạn sử dụng trên bao bì, sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc, mã vạch rõ ràng …; cần tẩy chay các cơ sở sản xuất thực phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm ô thiu, vật dụng nấu nướng cần đảm bảo sạch sẽ ,an toàn, đảm bảo ăn chín uống sôi….Có như vậy chúng ta mới phòng tránh được vấn nạn thực phẩm bẩn.

Trong những năm học vừa qua, UBND phường đã rất quan tâm đến công tác vệ sinh ATTP nên đã phối kết hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền tới cán bộ giáo viên và học sinh về vấn đề ATTP. Bản thân mỗi giáo viên cũng là một tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền tới các em sử dụng thực phẩm an toàn. Vì vậy trong những năm qua nhà trường chưa bao giờ xảy ra việc học sinh bị ngộ độc thực phẩm.

Phòng chống nạn thực phẩm bẩn không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của tôi, bạn và tất cả chúng ta. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau ….: NÓI KHÔNG VỚI THỰC PHẨM BẨN.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 23 tháng 11 năm 2022

HƯỚNG DẪN

LỰA CHỌN THỰC PHẨM BAO GÓI AN TOÀN

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bao gói sẵn, ăn liền đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần nắm vững những tiêu chí sau:

1. Phải xem nhãn mác với đẩy đủ các nội dung sau:

- Tên thực phẩm

- Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá.

- Định lượng của thực phẩm.

- Thành phần cấu tạo

- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản

- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng

- Xuất xứ của hàng hoá

2. Nên mua ở các cửa hàng có tín nhiệm:cửa hàng quen thuộc, siêu thị… những nơi chấp hành đẩy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn.

3. Không nên mua:

- Ở những cửa hàng, quán hàng bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng.

- Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm…

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường Lâm, ngày 25 tháng 11 năm 2022

HƯỚNG DẪN

BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN TRONG TỦ LẠNH

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, theo khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm:

- Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng luôn. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.

- Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong. Thực phẩm cũ, mua từ trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn, đề ngày trên thực phẩm để tránh trường hợp để thức ăn quá hạn sử dụng.

- Dù để trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn này bị dính mùi của món ăn khác.

- Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như mít, dứa hành...

- Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.

- Phần lạnh nhiều nhất trong ngăn mát tủ lạnh là mặt kính sát với ngăn rau củ, đây là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó, đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn gần với phần đông đá nhất là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.

- Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, đặc biệt bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

- Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi để phù hợp của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

- Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn

UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 28 tháng 11 năm 2022

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA BÃO LỤT

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, bão lụt và các thay đổi bất thường của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào thực phẩm. Để bảo vệ bản thân và gia đình, mọi người nên thực hiện 5 nguyên tắc sau về an toàn thực phẩm:

Nguyên tắc 1: Giữ gìn vệ sinh tốt

- Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; Sau mỗi lần đi vệ sinh.

- Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến.

- Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.

Nguyên tắc 2: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín

- Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

- Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.

- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa những thực phẩm sống và giữa thực phẩm sống với thực phẩm chín.

Nguyên tắc 3: Đun nấu kỹ

- Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản

- Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ.

- Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.

Nguyên tắc 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

- Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay.

- Giữ phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ >60 độ C trước khi ăn.

Nguyên tắc 5: Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn

- Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm.

- Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.

- Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.

- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn


UBND XÃ TRƯỜNG LÂM

BCĐ VỀ QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Trường lâm, ngày 30 tháng 11 năm 2022

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ

Kính thưa: Cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã!

Thức ăn đường phố là những thức ăn đã làm sẵn hoặc được chế biến, nấu nướng tại chỗ, được bày bán ngay trên đường phố hoặc những nơi công cộng tương tự. Thức ăn đường phố bao gồm cả rau quả, đồ ăn thức uống khác được bán rong trên đường phố

Để đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, cơ sở phải đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn vệ sinh đường phố được quy định tại Quyết định 3199/2000/QĐ-BYT ngày 11/9/2000 của Bộ Y tế:

1. Đảm bảo đủ nước sạch

2. Có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín, không để lẫn thức ăn chín và sống.

3. Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm…).

4. Người làm dịch vụ chế biến thức ăn phải được tập huấn thức kiến thức và khám sức khoẻ định kỳ.

5. Nhân viên có tạp dề, khẩu trang, mũ khi bán hàng.

6. Không sử dụng các chất phụ gia và phẩm màu không được phép sử dụng cho thực phẩm.

7. Thức ăn phải được bầy bán trên giá cao hơn 60 cm.

8. Thức ăn chín phải được bày bán trong tủ kính.

9. Thức ăn phải được bao gói hợp vệ sinh.

10. Có dụng cụ đựng chất thải.

Người soạn tin bài Phê duyệt UBND XÃ

Công chức VHXH Phó Chủ Tịch

Lê Ngọc Viện Nguyễn Anh Tuấn


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

An toàn thực phẩm

Chợ Trường Lâm đảm bảo các nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm được bầy bán tại chợ.
Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tròn bếp ăn tập thể tại Trường Mầm Non Trường Lâm.
Xã Trường Lâm tổ chức tuyên truyền vệ sinh ATTP đối với các thực phẩm bày bán bên ngoài đường phố tại trưởng Tiểu học Trường Lâm.
Các chủ đề hướng dẫn xử lí an toàn thực phẩm trong gia đình.
Bài tuyên truyền về đảm đảo vệ sinh an toàn thực phẩm sức khỏe của người dân trong tháng 11/
Các chủ đề nóng trong công tác an toàn vệ sinh tháng cao điểm , tháng 8 trên địa bàn xã Trường Lâm
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn thực ẩm ở trường mầm non Trường Lâm, và cách chọn thực phẩm an toàn cho người dân lúc giao mùa.
Các bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 7 năm 2022
Các bài tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm tháng 12/2022 của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
Hội nghị tuyên truyền an toàn về sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng của BCĐ ATTP xã Trường Lâm
BCĐ về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm xã Trường Lâm mở hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm mùa hè.
Xã Trường Lâm mở Hội nghị tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tháng 5/2022

An toàn thực phẩm

Xem thêm 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHCC